• Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thị trường tiêu dùng
  • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
Nông Nghiệp Số 24h
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phương pháp trồng cây
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao
    • Thông tin giải trí
    • Thông tin thể thao
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phương pháp trồng cây
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao
    • Thông tin giải trí
    • Thông tin thể thao
No Result
View All Result
NÔNG NGHIỆP
No Result
View All Result
Home Thuỷ sản Phương pháp nuôi thuỷ sản

Các kỹ thuật nuôi tôm mùa mưa hàng đầu được áp dụng hiện nay

by Nguyễn Thị Thanh Huyền
30 Tháng Mười, 2021
in Phương pháp nuôi thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Nuôi tôm mùa mưa hiệu quả với các phương pháp tốt nhất hiện nay
Nuôi tôm mùa mưa hiệu quả với các phương pháp tốt nhất hiện nay

Nuôi tôm mùa mưa hiệu quả với các phương pháp tốt nhất hiện nay

Việc nuôi tôm mùa mưa là một trong những vấn đề nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Những trận mưa lớn trong mùa sẽ là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sản lượng tôm trong ngành nuôi thuỷ sản thương phẩm truyền thống. Môi trường ao nuôi, thức ăn, độ pH và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới việc nuôi trồng loài vật này như thế nào? Người nuôi tôm có thể làm gì để hạn chế thiệt hại liên quan đến thực tế khí hậu? Cùng tìm hiểu các tác động và biện pháp xử lý nếu bạn có ý định hoặc đang nuôi tôm mùa mưa ngay trong bài viết dưới đây để cải thiện hiệu quả nhé!

Mục Lục

  • Nuôi tôm mùa mưa bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Các biện pháp tăng năng suất khi nuôi tôm mùa mưa
    • Thay đổi môi trường ao nuôi
    • Chuẩn bị trước hệ thống quạt nước và oxy
    • Bón vôi trong ao nuôi thường xuyên
    • Theo dõi và đưa ra mật độ thả con giống phù hợp
    • Thức ăn cho con giống được quản lý sát sao
    • Xử lý tình trạng nước đục trong ao
    • Theo dõi hoạt động và kiểm tra môi trường nước

Nuôi tôm mùa mưa bị ảnh hưởng như thế nào?

Mưa thường có nhiệt độ thấp hơn môi trường từ 5 đến 6 độ C, nhưng nó có thể thấp hơn nhiều nếu nó kết hợp với hệ thống áp suất thấp lớn. Là kết quả của sự hòa tan khí cacbonic (CO 2 ), mưa thực sự là một dung dịch axit cacbonic yếu với độ pH từ 6,2 đến 6,4 (ở các khu vực phi công nghiệp). Hai yếu tố vật lý này có xu hướng làm giảm nhiệt độ và độ pH của ao nuôi tôm.

Ngoài ra, do sự pha loãng, độ mặn và độ cứng cũng giảm do nồng độ ion trong dung dịch giảm. Những thay đổi vật lý khác liên quan trực tiếp đến mưa bao gồm sự gia tăng chất rắn lơ lửng do sự vận chuyển vật chất đất từ ​​ao nuôi. Và độ đục của ao cao hơn này tác động tiêu cực đến sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời và gây ra sự sụp đổ đột ngột của các quần thể quang dưỡng.

Các biện pháp tăng năng suất khi nuôi tôm mùa mưa

Thay đổi môi trường ao nuôi

Môi trường nuôi là yếu tố ảnh hưởng cốt lỗi đến chất lượng tôm
Môi trường nuôi là yếu tố ảnh hưởng cốt lỗi đến chất lượng tôm

– Người nuôi tôm có thể nuôi thay đổi ao sau từng vụ.

– Cần cung cấp nước đầy đủ khi cần thiết.

– Việc xử lý và lắng nước cần thực hiện theo đúng quy trình.

Chuẩn bị trước hệ thống quạt nước và oxy

– Các chuyên gia thủy sản cho rằng cứ 1 cánh quạt cung cấp đầy đủ oxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch.

– Người nuôi cần lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật:

+ Để mùn bã hữu cơ được gom vào giữa thì khi vận hành quạt nước phải được xoáy vào giữa ao.

+ Vận tốc của guồng quạt phải đạt từ 80-85 vòng/ phút.

+ Cách thử: Có thể đổ xuống ao từ 5-10 kg saponin, sau đó cho quạt chạy, nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng.

– Tăng cường hệ thống oxy đáy ao nếu có thể.

– Người nuôi cần làm hệ thống lưới đáy ao giúp hạn chế phù sa và tăng thêm diện tích cho tôm ở.

Bón vôi trong ao nuôi thường xuyên

Trong ao nuôi pH luôn phải đạt từ 7,5-8,5, sau khi mưa một lượng axit trong nước mưa sẽ làm pH giảm xuống và có thể gây sốc cho tôm, do đó:

– Để giúp tôm không bị sốc sau khi mưa cần bón vôi bổ sung cho ao nuôi (tùy theo độ pH để bón).

– Để tránh hiện tượng phân tầng nước, người nuôi cần chú ý kết hợp quạt nước.

– Trước khi có dấu hiệu của những cơn mưa cần rải vôi dọc bờ ao.

Theo dõi và đưa ra mật độ thả con giống phù hợp

Thả con giống theo mật độ thích hợp để tôm phát triển tốt nhất
Thả con giống theo mật độ thích hợp để tôm phát triển tốt nhất

– Trong mùa mưa việc thả nuôi tôm cần tránh mật độ dày. Nên thả với mật độ vừa phải (<25 con/ m2) vì:

+ Mùa mưa hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp.

+ Các yếu tố môi trường dễ biến động (pH, độ kiềm, độ mặn….).

Thức ăn cho con giống được quản lý sát sao

– Người nuôi cần chú ý trong khi trời mưa cần giảm lượng thức ăn cho tôm.

– Đặc biệt phải tránh hiện tượng dư thừa thức ăn trong ao vì:

+ Thức ăn thừa thường gây ra hiện tượng tôm đóng rong, hiện tượng tảo lục phát triển mạnh.

+ Độ pH nước ao giao động mạnh.

Xử lý tình trạng nước đục trong ao

– Nước trong ao đục chủ yếu do hạt sét gây nên. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp cho tôm nhưng gây ra một số ảnh hưởng sau:

+ Làm tảo không quang hợp được dẫn đến thiếu oxy trong ao. Hàm lượng CO2 quá cao làm tôm ngạt thở.

+ Tôm hay bị sưng hoặc vàng mang do phù sa bám vào.

– Để khắc phục hiện tượng nước đục sau khi mưa, có thể sử dụng 1 trong những cách sau đây để giải quyết cho ao 5.000m3 nước:

Tôm được chăm sóc kỹ có thể mang lại chất lượng và năng suất cao
Tôm được chăm sóc kỹ có thể mang lại chất lượng và năng suất cao

+ Dùng 125kg rơm khô thả dọc bờ ao và kết hợp 10 kg BLUEMIX. Rơm được bó thành từng bó khoảng 3-5 kg thả xuống ao. Khi thấy nước tiết ra có màu đỏ thì vớt lên và lặp lại 2-3 lần.

+ Dùng 150 kg thạch cao, nếu sau 2 lần đánh mà nước vẫn chưa trong thì nên tăng nồng độ ở lần thứ 3. Chú ý khi sử dụng thạch cao phải nâng độ kiềm của ao lên 100 ppm rồi mới sử dụng.

Sau khi sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên mà không có hiệu quả thì chúng ta sử dụng phương pháp sau:

+ Dùng sun-phát nhôm Al2(SO4)3.14 H2O với liều lượng 50 kg. Khi sử dụng phương pháp này chú ý phải tăng pH và độ kiềm của ao. Đây là biện pháp cuối cùng, chỉ sử dụng khi không còn làm được cách khác vì rất nguy hiểm.

Khi nước đã giảm đục cần phải gây màu nước bằng cách dùng BLUEMIX với liều lượng 2-3 kg/1.000m3 nước.

Theo dõi hoạt động và kiểm tra môi trường nước

– Người nuôi cần kiểm tôm nuôi (các đặc điểm hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhá…).

– Kiểm tra các yếu tố môi trường ao như: pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn.

Tags: nuôi tôm thương phẩmnuôi tôm trong mùa mưaphương pháp nuôi tôm
Previous Post

Tăng sản lượng với kỹ thuật nuôi cua đinh hàng đầu

Next Post

Tác động của ánh sáng đối với sự phát triển của giống cá rô phi

Next Post
Phương pháp chiếu sáng và tác động với quy trình sản xuất cá rô phi

Tác động của ánh sáng đối với sự phát triển của giống cá rô phi

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN NỖI BẬT

  • Phương pháp trồng cây lựu chuẩn nhất

    Tất tần tật từ A đến Z cách chăm sóc và trồng cây lựu đúng nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Rau húng quế bị bệnh đốm lá làm thế nào để phòng và trị bệnh?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá trứng chim trĩ cao gấp nhiều lần giá trứng gà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giống vịt trời chưa tới 1kg bán 250.000đ/con vẫn cháy hàng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Món cua sống ngâm tương Hàn Quốc khiến nhiều người khóc thét

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bệnh viêm gan virut thể vùi ở gà – nỗi lo của người chăn nuôi

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công viên Merlion Park – địa điểm nhất định phải đến tại Singapore

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tác động của ánh sáng đối với sự phát triển của giống cá rô phi

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mận điều đỏ sẫm thu hút chị em truy lùng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc mắt trâu bò? Phải điều trị, phong ngừa như thế nào?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao

© Copyright by webkkun.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ

© Copyright by webkkun.com