Khi nuôi tôm bà con cần lưu ý rất nhiều để đả bảo một môi trường lành mạnh cho tôm. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng tôm bị bệnh hoặc chết hàng loạt. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm đấy chính là độ pH. Độ pH chính là chỉ số nước được dùng để đánh giá chất lượng nước trong môi trường nuôi tôm. Chỉ số này nó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sinh sản của tôm được nuôi. Hơn nữa nó còn quyết định đến chất lượng của tôm.
Nếu độ pH tăng hoặc giảm đột ngột sẽ dẫn đến việc mất cần bằng độ pH trong ao nuôi tôm. Vì vậy, cách điều chỉnh độ pH trong ao tôm là việc vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến những phương pháp để điều chỉnh độ pH trong ao tôm mời bà con cùng đọc.
Mục Lục
Các nguyên nhân làm tăng hoặc giảm pH trong nước
- Khí độc NH4+/NH3 tồn tại trong ao gây phản ứng nitrat hóa của vi khuẩn và oxy làm giảm kiềm trong nước, ảnh hưởng đến pH.
- Tảo quang hợp trên nguyên tắc lấy CO2 vào ban ngày và nhả trở lại CO2 vào ban đêm làm pH dao động trong ngày lớn nếu mật độ tảo trong ao càng lớn thì biến động pH trong ngày càng lớn.
- Vùng đất phèn => pH thấp do phèn làm giảm pH nước.
- Sụp tảo, mưa nhiều, rửa trôi phèn vào ao nuôi cũng làm giảm pH.
Những phương pháp điều chỉnh độ pH trong ao tôm
Phương pháp hạ độ pH trong ao tôm
- Dùng rơm (rạ) khoảng 20 bó hoặc dùng men vi sinh EcoClean AQUA để diệt tảo. Kết hợp loại bỏ các loài cỏ dại, rong rêu ra khỏi ao tôm;
- Đánh 250kg Zeolite/ha để hạ phèn, diệt khuẩn xấu và khuẩn tốt. Làm tăng oxy hòa tan và làm giảm pH;
- Đánh chế phẩm sinh học EcoClean AM theo liều dùng của nhà sản xuất để khử khí độc trong ao tôm. Kết hợp chạy quạt nước với công suất tối đa 24/24 để đảm bảo đủ oxy hòa tan trong ao;
- Luôn duy trì mực nước thích hợp đạt 30cm và độ trong của ao xuống mức <25cm;
- Nếu pH cao đạt mức >8,3 vào buổi sáng, bà con có thể sử dụng đường cát hoặc mật rỉ đường với liều 0,3/1,000m2 và té đều xuống ao.
Phương pháp tăng pH trong ao nuôi tôm
- Tránh tình trạng rửa trôi khiến pH giảm đột ngột trong mùa mưa bão. Bằng cách bón vôi Ca(OH)2 quanh bờ với liều lượng 10-20kg/m2;
- Nếu muốn tăng pH trong ao tôm nhanh thì dùng vôi tôi Ca(OH)2 với liều lượng 50-100kg/m2 hòa tan với nước và té đều khắp ao. Thực hiện vào lúc trời mát, chiều tối hoặc trời đang mưa. Sau khi bón vôi khoảng 2 giờ thì bà con có thể đo pH để kiểm tra;
- Ngoài ra, bà con có thể trộn NPK, DAP và Urê với liều lượng 3kg(NPK):3kg(DAP):2kg(Urê) rồi té đều khắp ao.