Trong chăn nuôi thủy sản nguồn nước đóng vai trò thiết yếu. Nó là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của thủy sản của chúng ta. Nếu như nguồn nước chăn nuôi không được đảm bảo rất có thể mùa vụ của bà con sẽ không đạt được sản lượng cao. Chính vì vậy, việc xử lý nguồn nước khi chăn nuôi là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong môi trường ngày càng ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước thì việc xử lý nguồn nước được xem là nhiệm vụ hàng đầu.
Để xử lý nguồn nước được sử dụng trong thủy sản các chuyên gia đã nghiên cứu các biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm. Trong đó có bốn biện pháp xử lý nguồn nước này. Chuyên mục Chăn nuôi thủy sản sẽ giới thiệu đến độc giả bài viết liên quan đến xử lý nguồn nước được sử dụng trong chăn nuôi thủy sản. Bài viết có chủ đề “4 phương pháp giúp bà con xử lý nguồn nước trong chăn nuôi thủy sản” hy vọng sẽ giúp bà con trong việc chăn nuôi thủy sản.
Mục Lục
Lý do nên xử lý nguồn nước
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ tại các huyện thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang phát triển không ngừng. Trình độ kỹ thuật của người nuôi ngày càng được cải thiện. Mật độ thâm canh ngày càng cao,… và kết quả gặt hái được nhiều thành công nhất định. Song, bên cạnh mặt tích cực cũng tồn đọng nhiều mặt tiêu cực. Đó là ý thức của một số người khi sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi trồng. Và việc xử lý nước thải ao nuôi chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
Nước thải từ ao nuôi nếu không được xử lý hợp lý sẽ góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì thế trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con một số phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản thâm canh hiệu quả nhất.
Kỹ thuật xử lý cơ học
Phương pháp cơ học thường được dùng để loại bỏ các tạp chất không tan trong nước thải ao nuôi. Bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ lẫn trong nước thải. Một số nguyên vật liệu được sử dụng ở phương pháp này gồm:
- Song chắn: Được sử dụng để loại bỏ những chất hữu cơ và vô cơ thô, rắn. Trước khi nước thải được xử lý ở các công đoạn tiếp theo.
- Hệ thống lắng: Hệ thống lắng sẽ đảm nhiệm vai trò tách các vật chất lơ lửng trong nước thải. Nguyên tắc hoạt động dựa trên sự chênh lệch về trọng lượng của các hạt vật chất lơ lửng. Nước thải sau khi đi qua hệ thống lắng có thể loại bỏ từ 90 – 99% lượng cặn chứa trong nước.
- Hệ thống lọc: Tại đây nước thải sẽ được loại bỏ những chất cặn lơ lửng còn sót lại trong nước sau quá trình lắng. Và những chất hữu cơ nhỏ đang trong quá trình phân hủy. Đối với những trại nuôi tôm sú thường phẩm quy mô lớn, hệ thống lọc ít được quan tâm sử dụng.
Kỹ thuật xử lý hóa lý
Phương pháp xử lý này là đưa vào nước thải chất nào đó để tạo ra phản ứng với các tạp chất bẩn trong nước thải. Và loại bỏ chúng dưới dạng cặn lắng hoặc hòa tan không độc hại. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp xử lý này dựa trên cơ sở của quá trình hấp thụ, keo tụ, tách ly, trao đổi ion, bay hơi hay cô đặc. Để loại bỏ vật chất vô cơ và hữu cơ trong cả nước cấp và nước thải.
Kỹ thuật xử lý sinh học
Phương pháp xử lý này tận dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật trong nước hay vi sinh xử lý nước thải có khả năng phân hủy các hợp chất gây ô nhiễm hữu cơ trong nước. Sau khi các vi sinh này được đưa vào nước thải, chúng sẽ “tiêu thụ” các hợp chất hữu cơ, chất khoáng và muối dinh dưỡng để tạo năng lượng và phát triển. Dựa theo tính chất hoạt động mà các quá trình sinh học được chia thành:
- Sinh học hiếu khí: Là quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Trong điều kiện oxy hòa tan bởi các vi sinh vật hiếu khí.
- Sinh học kỵ khí: Là quá trình phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ. Trong điều kiện không có oxy hòa tan bởi các vi sinh vật kỵ khí.
- Sinh học tự nhiên: Là tổ hợp các quá trình hóa lý và sinh hóa xảy ra tự nhiên trong đất và nước. Bởi sự hiện diện của oxy hòa tan kết hợp với động thực vật trong đất và nước. Đây cũng được xem là quá trình tự làm sạch tự nhiên. Sản phẩm cuối cùng của phương pháp sinh học này là CO2, H20, Nitơ,… nên thường được sử dụng để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan. Hoặc chất phân tán nhỏ, keo, hợp chất lắng tụ trên nền đáy.
Kỹ thuật xử lý hóa học
Phương pháp này là đưa vào nước thải một số hóa chất có thể tham gia oxy hóa. Khử vật chất ô nhiễm hoặc trung hòa tạo chất kết tủa,… Các chất ô nhiễm được oxy hóa thành những chất ít ô nhiễm hơn và tách khỏi nước. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ xanh như hiện nay và trong tương lai. Do khó định liều lượng trong quá trình sử dụng.
Kết luận
Mặc dù việc xử lý nước thải ao nuôi thủy sản là vô cùng quan trọng nhưng hiện nay, nhiều bà con vẫn chưa có sự đầu tư hợp lý cho hệ thống lắng lọc khi nuôi thủy sản. Phần lớn nước được cấp trực tiếp vào ao nuôi thủy sản và chỉ có màng lọc ngăn tạp chất. Vì vậy vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nuôi nếu chất lượng nước cấp vào không tốt. Do đó, bà con sẽ cần tham khảo những chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Để cải thiện ao nuôi và giúp tôm cá nuôi phát triển mạnh.