Cây vải thường rất dễ bị nhiều loại sâu bọ và bệnh hại tấn công gây ra những thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân. Do đó việc phòng tránh và tiêu diệt những loại sâu, bệnh hại thường xuyên xuất hiện trên cây vải là điều được rất nhiều hộ nông dân trồng loại cây ăn trái này quan tâm. Tùy vào từng thời điểm cũng như điều kiện thời tiết khác nhau mà trên cây vải sẽ có thể xuất hiện những loại động vật, sâu bọ, bệnh hại làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất của quả. Do đó để phòng trừ được tốt những mối đe dọa trên lên cây vải, bà con nông dân nên tham khảo một số bí quyết “vàng” qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Bọ xít gây hại lớn cho cây vải
Bọ xít thường gây hại mạnh cho cây vải từ tháng 11 đến tháng 3, tháng 4 năm sau. Chúng dùng vòi hút nhựa ở chồi non, cuống hoa, cuống quá non,… Việc này sẽ khiến cho cây bị héo lá, héo cuống và làm cho quả bị rụng nhiều.
Để diệt trừ bọ xít, vào tháng 1, 2, bà con nông dân nên chọn những đêm tối trời, thời tiết lạnh để rung cây, rung cảnh làm cho bộ trưởng thành đang trú rơi xuống rồi bắt diệt.
Từ tháng 4, sau khi hoa vải thiếu nở, dùng thuốc Diclovot 0,05% hay Diazinon 0,04% để diệt trứng và sâu non. Phun làm 2 đợt, đợt thứ hai cách đợt thứ nhất từ 10 – 15 ngày với nồng độ cao hơn.
Nhện lông nhung gây hại cho cây vải
Loài nhện này thường sẽ gây hại vào khoảng tháng 5, 6. Chúng cắn nát các mô lá ở mặt dưới, hút nhựa, kích thích mô lá sinh dị dạng, xuất hiện các lông nhung màu đỏ nâu. Lúc này, phần mặt lá trên của cây vải sẽ bị co quắp, phồng rộp. Lá bị nhện lông nhung gây hại phát triển không bình thường, quang hợp kém và rụng sớm. Trên 1 cây thường thấy phần dưới bị hại trước, sau dần dần phát triển lên trên.
Cách phòng trừ: Chăm sóc chống hạn cho cây và có cách bón phân cân đối. Sau vụ thu hoạch quả cần cắt tỉa cho thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện. Thu gom lá rụng, ngắt lá bị hại đem đốt sạch để tiêu diệt mầm bệnh. Phun Diofot (0,12%), Bi 58 (0,1%), lưu huỳnh + vôi: Mùa hè dùng 0,1 – 0,3° Bônề, mùa động 0,5 – 19 Bônế, phun ngay trước khi có đợt lộc. Sau 2 tuần, dùng lưu huỳnh thấm nước 100 g/200 lít nước để phun.
Sâu đục quả vải gây thiệt hại lớn
Giống sâu này phát triển trên đọt cây và trưởng thành trong mùa cây đang mang quả. Sâu thường đẻ trứng trên vỏ quả. Sâu non nở ra sẽ đục vào gần cuống quả, chúng sẽ ăn dần dần đến phần hạt. Sau đó, sâu đục quả sẽ hoàn thành vòng đời trong hạt vải. Loại sâu này thường gây hại khi quả có đường kính từ 0,5cm trở lên.
Biện pháp phòng trừ: Sau khi thu hoạch quả nên cắt tỉa làm cho cây thông thoáng. Việc này sẽ giúp tạo ra được môi trường không có lợi cho sâu đẻ trứng. Bên cạnh đó, cần tiến hành phun Trebon 0,2%, Dipterex 0,2 – 0,3%, Shepzol 0,2% khi quả có đường kính 0,5cm đến 1 – 2cm.
Trước đó, khi cây sắp ra hoa, phun Supracide 40 ND nồng độ 1/1000. Cứ cách 2 – 3 tuần lại phun 1 lần Supracide, cho tới trước khi thu hoạch nửa tháng thì dừng phun thuốc. Việc dùng thuốc Supracide ngoài tác dụng trừ sâu đục quả, bọ xít còn phòng trừ cả các loại rệp bông, rệp sáp, rệp vải,…
Các loại sâu gặm cỏ cành cây
Sâu non nở ra gặm vỏ cây, tiết chất tơ dính vào vụn vỏ. Ngoài ra, phân của sâu cũng sẽ bọc lấy các đoạn cành đã gặm.
Cách phòng trừ: Làm vệ sinh vườn, cắt bỏ và đốt các cành khô. Bắt giết các sâu trưởng thành, nhất là trước thời kỳ chúng đẻ trứng. Hàng năm, vào tháng 6 – 9, kiểm tra các thân – cành cây, nếu thấy có vết đục thì tìm cách xử lý. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gai mây hoặc móc sắt để móc sâu non. Dùng Bi 58 hay DDVP hòa loãng 5 – 10 lân, nhúng bông rồi bịt vào các lỗ đục. Ngoài ra, bạn có thể dùng bơm để bơm thuốc vào các lỗ, sau đó lấy đất sét bịt kín.
Dơi ăn quả vải
Dơi thường gây hại cho cây vào giai đoạn quả gần chín và chín. Vào ban ngày, loài dơi sẽ chỉ ẩn nấp trong bóng tối. Ban đêm, chúng sẽ bay ra hàng đàn ăn quả, dơi có thể gây hại mạnh từ 10h đêm đến 4h sáng.
Cách phòng trừ: Tiến hành lấy lưới, vó phủ lên để bảo vệ các chùm quả. Bên cạnh đó, bà con nông dân có thể dùng tiếng ồn hoặc ánh sáng để xua đuổi.
Bệnh mốc sương trên cây vải
Bệnh này do một loại nấm gây hại. Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển là độ ẩm và nhiệt độ không khí cao (22 – 25°C). Bệnh mốc sương làm cho quả thối, rụng, hại cả lộc non và hoa. Phần lớn hoa bị bệnh sẽ không có khả năng đậu quả.
Cách phòng trừ: Sau khi thu hoạch phải tiến hành làm vệ sinh vườn. Dùng vôi quét vào gốc cây và phải cắt tỉa cho cây được thông thoáng. Cắt bỏ những cành già yếu, cành mọc rậm rạp và cành bị bệnh. Phun Boocđô 1%, lưu huỳnh – vôi 0,3 – 0,5° Bômê, Ridomil MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%. Phun vào mùa xuân khi cây ra lộc non và ra nụ, phun lần thứ 2 trước khi hoa nở 5 – 7 ngày.
Bệnh thối hoa xuất hiện phổ biến
Bệnh này xuất hiện khi cây ra giò hoa, gây hại nặng vào tháng 1, 2. Các chùm hoa bị bệnh có màu nâu, bị thối khô.
Cách phòng trừ: Phun thuốc Boocđô 1%, Ridomil MZ 72 BHN 0,2%, Anvil 0,2%, SCore 0,1%. Phun làm 2 lần vào lúc khi cây ra giò hoa và trước khi hoa nở 5 – 7 ngày.
Bệnh khô cành trên cây vải
Bệnh này thường gặp ở vải thiều Thanh Hà. Vào mùa mưa, bệnh phát triển mạnh làm cho quả rụng hàng loạt, sau đó cành bị khô.
Cách phòng trừ: Phun Boocđô 1%, cắt bỏ cành bị bệnh, thu cành khô đem đốt.