Chè là một loại cây trồng đã quá quen thuộc và phổ biến đối với bà con nông dân ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Cây chè là một trong những loại cây trồng chủ đạo và mang đến nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều hộ nông dân tại các vùng này. Do đó quá trình chăm sóc, phòng và trị sâu bệnh cho cây chè luôn được quan tâm rất nhiều để có thể đảm bảo được năng suất cho cây. Loại cây này không mắc quá nhiều bệnh hại, nhưng có rất nhiều loại sâu hại sẽ xuất hiện và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây chè. Do đó bà con nông dân cần nắm rõ một số cách tổng hợp giúp tiêu diệt các loại sâu hại trên cây chè qua bài viết hữu ích sau đây.
Mục Lục
Các loại sâu bệnh phổ biến trên cây chè
Sâu bệnh hại chè có 2 nhóm: Nhóm hại đột và nhóm hại thân, cành, rễ. Việc phân loại sâu kịp thời, chính xác đóng vai trò rất quan trọng. Việc này sẽ giúp cho người nông dân chọn được loại thuốc phun phù hợp để tiêu diệt được các loại sâu bệnh một cách kịp thời, tránh gây thiệt hại lớn cho cây.
Nhóm sâu bệnh hại đọt cây chè
– Bọ xít muỗi xuất hiện từ tháng 3-11. Đối với loại này, bà con nông dân nen dùng thuốc karate 0,05%, Sumicidin 0,1%.
– Rầy xanh xuất hiện vào tháng 3-4 và tháng 9-11. Người trồng có thể dùng Padan 0,2%, sunmicidin 0,1%, Karate 0.05%, Trebon 0,1% để diệt chúng.
– Bọ cánh tơ xuất hiện vào tháng 6-9, dùng thuốc Trebon, Karate, Sumicidin.
– Bệnh phồng lá chè, dùng Boócđô 1%.
– Sâu hại lá già thường gặp là sâu chùm và sâu róm. Đối với các loại sâu này, bạn nên dùng Basudin 0,2%, Karate, Trebon, Sumicidin.
– Nhện đỏ xuất hiện từ tháng 4 – 6, dùng Kentan 0,1%, Daniton 0,1%.
Nhóm sâu bệnh gây hại cho thân, cành và rễ
Nhóm sâu bệnh gây hại này gồm có mối, sâu đục thân và gốc chè con, bệnh sùi cành. Sâu hại quả có bọ xít hoa xuất hiện trong thời điểm từ tháng 7 đến tháng 8. Để diệt nhóm sâu này, bà con có thể dùng Lindan 0,1%.
Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho cây chè
Cây chè nếu không được chăm sóc hợp lý thì rất dễ bị sâu bệnh. Để hạn chế tác hại của sâu bệnh, bà con nông dân cần thực hiện thường xuyên và đúng cách các biện pháp sau:
– Thường xuyên vệ sinh nương chè, thay đổi thời vụ đốn, bón phân hợp lý. Với những đợt chè đã bị sâu bệnh phá hoại thì cần phải ngắt bỏ ngay. Việc này sẽ giúp cho mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn, tránh lây lan diện rộng.
– Dùng các loại vi sinh vật có ích như: Bo rùa, chuồn chuồn, bọ ngựa, ong mắt đỏ, nấm ký sinh, sâu non,… để diệt sâu bệnh. Đây là một phương pháp khá hiệu quả.
– Dùng ánh sáng đèn mạnh để bẫy rầy xanh, bướm.
– Phun thuốc trừ sâu phù hợp để tiêu diệt được sâu bệnh. Cần căn cứ vào tính chất của từng loại thuốc để quyết định ngày phun cho hợp lý. Việc này sẽ giúp loại trừ được các dư lượng thuốc trừ sâu còn lại trong búp chè. Nhờ đó mà chè đến ngày thu hoạch sẽ được đảm bảo vệ sinh an toàn hơn.