Bệnh Gout có trên gia cầm hay còn được gọi là bệnh gút trên gà. Chứng bệnh này thường xuất hiện ở các loài chim, gia cầm, nhiều nhất vẫn là gà. Khi bệnh này xảy ra khiến cho cơ thể của loài gia cầm mắc phải sẽ bị rối loạn chuyển hóa, tổn thương đến thận, khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nó có thể hiện qua những cơn đau về sưng khớp khiến cho gà khó di chuyển hay cử động. Hiểu được vấn đề này, hôm nay chúng tôi quyết định sẽ chỉ cho tất cả mọi người về các nguyên nhân, triệu chứng cũng như là cách khắc phục bệnh Gout trên gia cầm một cách đơn giản mà lại hiệu quả nhất, xin mời bà con cùng tham khảo nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân cơ bản khiến cho gà bị bệnh Gout
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hội chứng Gout trên gà, trong đó có bốn loại chính
- Dinh dưỡng
- Các nguyên nhân có tính chất truyền nhiễm
- Do quản lý chăn thả hoặc chọn giống ban đầu chưa đạt chất lượng
- Ða phần các nguyên nhân làm suy giảm chức năng thận, gây hại và ảnh hưởng không tốt lên thận đều là những nguyên nhân gây ra hội chứng Gout.
Khi gà bị ảnh hưởng bởi một trong các nguyên nhân trên sẽ khiến acid uric có trong máu tăng cao, gây lắng đọng các tinh thể urat. Các hạt cặn urat đều là các hạt màu trắng nhỏ li ti như đầu mũi kim. Những con gà bị bệnh Gout có nồng độ acid uric trong máu có thể lên tới 44 mg/100 ml máu so với 5 – 7 mg/100 ml máu như những con gà bình thường khác. Ðây là một dạng viêm khớp thể hiện qua các cơn đau, sưng khớp làm gà khó di chuyển, cử động. Tùy thuộc vào vị trí lắng đọng, tích tụ của các tinh thể urat mà bệnh Gout trên gà được chia thành hai loại:
- Gout khớp: Các tinh thể urat tích tụ ở khớp, dây chằng và màng gân làm cho các khớp sưng tấy gây đau đớn, khó chịu, cử động vất vả. Ðây là dạng mãn tính của Gout và có thể do một số yếu tố di truyền gây nên.
- Gout nội tạng: Các tinh thể urat tích tụ trong cơ quan nội tạng như thận, gan, tim và ruột, lòng mề. Ðây là dạng cấp tính của bệnh và thường gặp trên gia cầm non. Gout nội tạng gây ra tỷ lệ tử vong khá cao từ 15 – 35%.
Triệu chứng phổ biến và bệnh tích của bệnh Gout
Gà bị Gout thường có những triệu chứng như ủ rũ, giảm ăn, lông xù, gầy xơ xác, di chuyển không bình thường… Những triệu chứng này không điển hình nên rất khó nhận biết được bệnh.
Các bệnh tích điển hình chính là sự tích tụ urat trong các cơ quan nội tạng hay trong các khớp như đã nói ở trên. Trường hợp bệnh nặng khi thấy các tiểu thùy thận sưng to bất thường.
Cách điều trị bệnh Gout
Bước 1: Xử lý triệu chứng bệnh
- AE sử dụng Giấm gạo ( 2 lít/ 1000 gà) hoặc axit hữu cơ Megacid L cho gà uống để axit hóa nước tiểu, ngăn chặn không cho tích tụ thêm muối Urat trong thận nữa.
- Giải độc gan thận cho gà, bổ sung thuốc hạ sốt chống viêm và điện giải Bcomlex vào nước uống.
Bước 2: Xử lý nguyên nhân khiến gà bị Gout kết hợp phòng bệnh về sau
- AE dựa vào những nguyên nhân chính khiến đàn gà nhà mình bị Gout mà đưa ra hướng xử lý cụ thể nhé!
- Nếu do thức ăn thì AE cần cân đối lại, sử dụng thức ăn có độ đạm phù hợp với lứa tuổi cũng như giống
gà. AE không nên dùng thức ăn nuôi gà công nghiệp cho gà thả vườn nhé! - Sau mỗi liệu trình kháng sinh AE cần giải độc gan thận cho gà. Nhất là những kháng sinh thuộc nhóm Sulfamid. Và AE cũng ko nên quá lạm dụng các thuốc điện giải, tránh quá liều. Vì cái gì quá nhiều cũng không tốt mà lại tốn chi phí.
- Kiểm tra lại toàn bộ đường ống nước, đảm bảo gà luôn uống được nước đầy đủ.
Giúp gà tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn bằng bộ đôi Megacid L và men tiêu hóa cao tỏi TPs.
- Axit hữu cơ Megacid L giúp ngăn chặn tích tụ tinh thể muối Urat trong thận gà. Đồng thời cân bằng độ PH lý tưởng trong ruột gà. Để các vi khuẩn gây bệnh cho gà như E.Coli, Samonella, Mycoplasma,… Khó lòng mà phát triển được, còn các vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa; và hấp thụ thức ăn cho gà phát triển tốt.
- Men cao tỏi TPs sẽ bổ sung thêm lượng vi khuẩn có lợi vào trong ruột gà, các vi khuẩn này giúp gà tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, còn bổ sung vào cơ thể gà một lượng kháng sinh tự nhiên có trong tỏi. Có tác dụng ức chế rất nhiều loại vi rút vi khuẩn, phòng bệnh cho gà rất tốt.
- 2 sản phẩm này tuy là của 2 công ty khác nhau. Nhưng kết hợp với nhau thì rất hiệu quả. Trở thành cặp đôi hoàn hảo cho rất nhiều AE trong Hội nuôi gà hiện nay.
Hướng dẫn cách phòng bệnh hiệu quả
- Ở những cơ sở giống, cần đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm trong lò ấp trứng phải chuẩn xác. Lưu giữ, bảo quản trứng trong điều kiện tối ưu nhất.
- Cần chọn giống ở những trang trại có chất lượng uy tín.
- Chuồng trại đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng cần đảm bảo ở mức phù hợp cho gà.
- Quản lý tốt thức ăn tránh ẩm mốc. Sử dụng thức ăn có chất lượng, không dùng thức ăn đã hư hỏng. Ðảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho gà.
- Sử dụng đúng, hợp lý thuốc kháng sinh, thuốc khử trùng, hóa chất, thuốc diệt cầu trùng… giúp giảm tải tối đa cho thận.
- Trong quá trình nuôi, cần bổ sung chất điện giải. Và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng cho gà.