Bệnh viêm da nổi cục là một trong những chứng bệnh nổi cục có khả năng truyền nhiễm trên trâu bò. Do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây nên, loại virus này không lây nhiễm sang người. Đường truyền lây nhiễm của bệnh viêm da nổi cục do các côn trùng đốt như muỗi, ve, ruồi,… Hay sử dụng chung nguồn nước uống, thức ăn. Để có thể tránh những tổn thất trong chăn nuôi. Thì bắt buộc các hộ nông dân cần phải chú ý phòng ngừa một số biện pháp phòng chống bệnh viêm da nổi cục. Hiểu được vấn đề này, ngay tại đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 6 cách ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò hiệu quả nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ của bệnh
- Do một loại vi rút thuộc họ Poxviridaea gây ra trên trâu, bò.
- Loài mắc bệnh: Trâu, bò mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 20%-30%, tỷ lệ chết 1%-5%.
- Đường lây truyền: côn trùng chân đốt (muỗi, ruồi, ve). Đây được xem là véc tơ truyền bệnh. Mặc dù hiện nay vân chưa xác định được véc tơ truyền bệnh cụ thể. Như muỗi, ruồi, ve có thể đóng vai trò quan trọng trong việc truyền vi rút. Trong một số trường hợp động vật mang trùng không có biểu hiện triệu chứng. Nhưng truyền bệnh cho động vật khỏe mạnh thông qua côn trùng hút máu. Và các dịch tiết của trâu, bò mắc bệnh có thể là nguồn lây bệnh.
- Vi rút có thể bị tiêu diệt trong vòng 30 phút ở 650 c, 550c trong 2 giờ. Và vi rút nhạy cảm với môi trường PH kiềm hoặc axit. Và vi rút bị tiêu diệt bởi một số loại hóa chất như ether (20%), chloroform, formalin. Và hợp chất iodine, virkon…. các nốt sần, vảy da có chứa một lượng lớn vi rút. Vi rút có thể được phân lập ở máu, dịch tiết ở mắt, mũi, tinh dịch, nước bọt.
- Vi rút viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại một thời gian dài ở ngoài môi trường. Đặc biệt ở dạng vảy khô, tồn tại ở nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong lớp vảy khô trên 35 ngày. Vi rút có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường ẩm ướt, tối.
Triệu chứng và bệnh tích
- Thời gian ủ bệnh từ 4-14 ngày, trâu, bò giảm hoặc bỏ ăn. Suy nhược, gầy yếu, sốt cao (có khi sốt 410c). Giảm khả năng tiết sữa trên gia súc đang cho con bú, tiết nhiều nước bọt; trên da xuất hiện các nốt sần có đường kính từ 2-5cm, các nốt sần này có hình tròn, nhô lên cao. Các nốt sần có thể bị hoại tử, xơ hóa tồn tại trong vài tháng. Và sẽ để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
- Trên màng nhầy của miệng, đường tiêu hóa, khí quản và phổi có thể xuất hiện các mụn nước, nốt loét.
- Chân và các bộ phận khác như bao da, ức, bìu và âm hộ có thể bị tiết dịch. Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. Bò cái có thể bị sảy thai, trâu, bò bị mắc bệnh có thời gian phục hồi rất lâu.
Bộ trưởng vào cuộc để kiểm soát dịch bệnh
Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan diện rộng. Nhất là ngăn chặn không để lây lan đến các vùng chăn nuôi trâu, bò trọng điểm. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo Công điện khẩn số 7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nổi cục ở trâu bò
- Đối với các địa phương đang có ổ dịch VDNC trên trâu, bò: Tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch. Không để dịch bệnh lây lan và phát sinh các ổ dịch mới.
- Đối với địa phương chưa có dịch, địa phương có nguy cơ cao: Tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn. Và hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc. Nếu có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan Thú y. Và triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trong nước. Ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc. Và sản phẩm gia súc trái phép vào Việt Nam.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí. Để thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh VDNC tại địa phương. Trong đó lưu ý bố trí kinh phí mua vắc xin tiêm phòng VDNC trên địa bàn. Và kinh phí công tiêm phòng, kinh phí mua thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng…
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC.
- Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo các Sở, Ủy ban nhân dân các cấp làm trưởng đoàn đi kiểm tra. Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC tại cơ sở. Bao gồm cả việc kiểm tra, hướng dẫn công tác xây dựng, phê duyệt. Và bố trí kinh phí phù hợp để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh VDNC ở các cấp.
Nguy cơ dịch bệnh mạnh tại các tỉnh thành
Bộ Nông nghiệp & PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên; thường xuyên thông báo về Bộ Nông nghiệp & PTNT để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Trước đó, theo báo cáo của các cơ quan chuyên ngành Thú y. Ngay từ giữa tháng 10/2020 đến nay, dịch bệnh VDNC trên gia súc lần đầu tiên xâm nhiễm vào Việt Nam. Và đã xảy ra tại 09 tỉnh (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang và Hà Nam), làm tổng số hơn 1.100 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có trên 140 con chết, buộc phải tiêu hủy.