Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, lớn nhanh, rất ít khi bị mắc bệnh và lại có thịt thơm ngon cũng như cho hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều người chăn nuôi ưa chuộng. Chăn nuôi ngỗng sẽ có nhіều thuận lợi vì ngỗng đặc thù là loài ăn tạр và thức ăn chủ yếu là rau cỏ, do đó ít cần đến lương thực nên phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để chăn nuôi ngỗng có năng suất và chất lượng cao bà con cần phải bắt đầu chú ý từ khâu chọn giống. Nếu giống đẹp, khỏe mới dễ nuôi, chi phí sẽ thấp. Dưới bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con chi tiết kỹ thuật chọn giống và chăm sóc ngỗng đạt năng suất cao.
Mục Lục
Kinh nghiệm chọn con giống tốt
– Chọn ngỗng phải nở đúng ngày, khối lượng từ 85 – 100g/con, lông bông, mắt sáng không hở rốn, dáng đi vững vàng, nhanh nhẹn.
– Có nhiều giống ngỗng: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao… Nếu nuôi ngỗng đàn nên chọn những con lông xám hoặc vằn, chân to. Vì giống ngỗng này sẽ đi khoẻ, chịu kiếm ăn.
– Khi ngỗng mới nở chọn những con có bộ lông mịn, sáng, lỗ hậu môn gọn, khô, mắt sáng. Cũng như là có khả năng đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường.
– Với ngỗng cái chọn con có mắt to, đen, sáng, cổ nhỏ, dài, ngực gọn mình dài, bụng dưới nở nang, phao câu to. Những con loại này đẻ tốt, mắn đẻ, ấp khéo. Đối với ngỗng đực chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao bước gọn, vững chắc, thân mình dài cá trắm, lỗ hậu môn màu hồng…
Cách chăm sóc ngỗng khỏe mạnh
– Thời gian từ khi nở đến khi ngỗng ăn uống thành thạo (khoảng 30 ngày) là gột ngỗng (úm). Đây là thời gian đòi hỏi chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ. Vì ngỗng con mới nở còn yếu, ăn uống chưa quen, thích ứng kém.
– Lúc ngỗng con mới nở, lông còn ướt, phải bỏ ngỗng vào thúng, dưới lót rơm mềm, trên miệng đậy lượt vải thưa để ủ. Đến khi khô lông bắt cho ra ràng, thời gian ủ lông khoảng 10-12 giờ. Khi ngỗng con khô lông xong cho ăn uống.
– Thời kỳ đầu (5 – 7 ngày) cho ăn bột ngô, gạo mì, trộn với rau tươi rửa sạch, thái nhỏ (tốt nhất là rau diếp). Mỗi ngày một con ăn 50g thức ăn tinh và 100g rau xanh chia làm 4 bữa: sáng, trưa, chiều, tối (21 giờ). Cho ăn dần dần, từng ít một, ăn xong cho uống nước ngay, nước phải trong và sạch.
– Ngày thứ 8 trở đi lượng thức ăn tăng dần lên. Trời ấm có thể thả ngỗng ra những nơi có cỏ để ngỗng vặt ăn, khoảng 70g tinh +120g rau xanh/con.
– Ngày thứ 12 trở đi, có thể giảm bớt lượng thức ăn ngô, bột gạo,… Nên cho ăn thêm khoai băm nhỏ, tập cho ăn thêm thóc, khoảng 100g tinh +150g rau xanh/con.
– Khi ngỗng con được khoảng 30 ngày có thể thả cho nhặt thóc rụng ngoài đồng. Chỉ nên cho ngỗng ăn thêm rau, củ vào buổi tối.
Nhiệt độ và mật độ chăn nuôi ngỗng
– Nhiệt độ: nhiệt độ cần thiết trong 5 ngày đầu là 30 – 31°C. Khi nhiệt độ xuống thấp hoặc lúc trời mưa gió nên sử dụng bóng đèn tròn sưởi ấm cho ngỗng. Đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên, bóng đèn cao cách lưng ngỗng khoảng 30 cm. Sau 5 ngày ngỗng con đã có thể thả ra sân chơi trong những giờ nắng ấm. Lưu ý trong 4 tuần đầu giữ không để ngỗng con bị ướt lông. Như vậy ngỗng sẽ dễ bị lạnh gây cúm chảy nước mắt mũi và làm chết ngỗng.
– Mật độ: trong tuần đầu 20 – 25 con/m2 nền chuồng, úm trên lồng có thể nuôi ở mật độ 40 con/m2. Ngỗng lớn rất nhanh trong giai đoạn này nên sau 1 tuần phải nuôi giãn mật độ. Cho chúng ra sân chơi hay bãi cỏ như vậy mới tránh được hiện tượng mổ lông nhau.
Kỹ thuật nuôi ngỗng không phải quá khó. Bạn chỉ cần đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng đầy đủ và chú ý đến dấu hiệu bệnh tật để trị cho chúng là được. Chọn thời điểm thu hoạch ngỗng cũng phải phù hợp để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.