Cam sành là một loại trái cây rất được ưa chuộng. Loại quả này thường được dùng để làm món tráng miệng và nước uống giải khát cho mọi gia đình. Chính vì nhu cầu sử dụng cam sành ngày càng tăng cao nên người dân đang chuyển sang trồng loại quả này. Vì nó mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế rất cao. Đặc biệt là trồng cam sành trên đất phèn, đây được xem là một hành trình khá khó khăn nhưng mang lại kết cục khá viên mãn. Vậy kinh nghiệm trồng cam sành là như thế nào? Có khó hay không? Tìm kiếm câu trả lời chính xác ngay trong bài viết này nhé!
Mục Lục
Cây cam sành mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cam sành được nhiều nhà nông chọn mặt gửi vàng vì đặc tính dễ trồng, không kén đất. Cam cũng được người tiêu dùng ưa chuộng về độ ngon; cũng như thành phần dinh dưỡng giàu có của nó. Chính vì vậy, nhiều nhà vườn đã tin dùng trồng loại cây cam đầy tiềm năng và triển vọng này. Nhiều nhà nông đã thực sự thoát nghèo, lời bạc triệu mỗi tháng nhờ trồng cam sành.
Như ta đã biết thì cam chứa nhiều vitamin C cũng như vitamin A, chất xơ và canxi. Có tác dụng nâng cao sức khỏe; và được nhiều chị em lựa chọn. Vì cam sành có chứa vitamin C làm đẹp da, đẩy lùi thâm nám. Cam thường ăn trực tiếp hoặc ép nước để uống. Đặc biệt là cam sành rất ít hạt.
Chu kỳ trồng cây cam sành từ 10 đến 15 năm. Thường trồng vào mùa mưa để đỡ nguồn nước tưới. Nếu tự chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng quanh năm. Cây cam sành còn cho ra hoa có mùi rất thơm. Cam được trồng chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long vì khí hậu; thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho cam sành phát triển.
Chia sẻ bí quyết trồng cam sành trên đất phèn
Trồng cam làm giàu thì ai cũng biết. Nhưng từ đất phèn mà trồng cam thì quả là điều khó tin. Bởi đất phèn là kẻ địch của nhà nông. Lợi thì ít mà hại thì nhiều đối với đất đai và cây trồng. Thế nhưng cây cam sành có thể sinh sống và phát triển tốt trên loại đất này.
Anh Huỳnh Công Chánh – người đi đầu trong công cuộc trồng cam sành trên đất phèn chia sẻ rằng, để cây phát triển tốt trước hết phải am hiểu về giống cây và cải tạo lại đất phèn. Anh đã chia sẻ bí kíp để cam luôn được mùa đó là trồng nghịch vụ, sẽ tránh tình trạng mất giá và luôn có lãi.
Bên cạnh đó thì việc cải tạo đất cũng rất quan trọng, đặc biệt trong cách bón phân. Sử dụng phân N.Humate (Đạm Đen), N.46 Plus Cà Mau (Đạm Xanh), NPK Cà Mau (2 lá), một ít phân kali và tuân thủ theo kĩ thuật bón phân. Không sử dụng các loại phân bón gây chua như phân đạm, super lân…nếu muốn trồng thành công cây cam sành. Trước khi trồng cây nên bón lót phân chuồng hoặc phân ủ hoai mục.
Thêm một điều nữa để trồng cây cam thành công trên đất phèn đó là: sự gan dạ và liều mình. Bởi làm giàu đã khó, từ trên đất phèn mà kiếm tiền còn khó hơn, nhưng người thành công luôn tự tạo cho mình một lối đi riêng, họ luôn tìm những cái mới để tạo nên sự khác biệt.
Kết cục tốt đẹp khi trồng cam sành trên đất phèn
Đất phèn tuy cây khó phát triển nhưng sau khi xử lý thì trồng nhiều loại cây thành công hơn mong đợi, trong đó có cây cam sành. Nếu nắm vững được kĩ thuật thì thu lãi tiền tỷ 1 năm chỉ là chuyện sớm muộn. Như anh Huỳnh Công Chánh thì mỗi năm gia đình anh thu lãi 1 tỷ đồng, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con nông dân.
Trồng cam sành cũng có nhiều thách thức, tuy thu lãi lớn nhưng phí đầu tư cũng khá cao, khoảng 40 triệu/1000 mét vuông, trồng trên đất phèn lại phải bỏ ra nhiều. Nhưng bỏ ra bao nhiêu thì nhận lại bấy nhiêu, chỉ cần có kĩ thuật trồng cây giỏi và sự nhẫn nại thì chẳng mấy chốc sẽ trở thành tỷ phú chân đất.
Chăm sóc cam sành sau thu hoạch
- Cây cam sau mỗi vụ thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa cây kỹ hơn và phòng trừ sâu bệnh để vụ mùa sau bội thu..
- Làm sạch hết cỏ dại, rồi sau tầm 25 đến 30 ngày thu hái thì tiến hành tỉa các cành bị sâu bejhe, héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng,…
- Quét vôi vào gốc để ngăn sự cư trú của mầm bệnh.
- Phòng bệnh cho cây bằng những biện pháp tổng hợp: bón đủ phân, diệt sạch cỏ, bón phân đúng liều lượng, đúng thời vụ đúng kỹ thuật.