Càng ngày càng có nhiều bà con chọn trồng mãng cầu xiêm để nâng cao kinh tế cho gia đình. Mãng cầu xiêm không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn đảm bảo đầu ra. Vì nhu cầu tiêu thụ loại quả này trong và ngoài nước là rất lớn. Không những thế, mãng cầu xiêm còn có thể được phơi khô để làm trà, làm mứt,…. Những sản phẩm này mang lại giá trị kinh tế cao gấp 10 lần bình thường. Do đó, việc tìm hiểu kỹ thuật, phương pháp trồng và chăm sóc mãng cầu xiêm luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy bạn đã biết cách trồng mãng cầu xiêm sao cho mau ra trái chưa nhỉ?
Mục Lục
Điều kiện sinh trưởng tốt cho mãng cầu xiêm
Trước tiên, khi chọn con đường làm giàu từ mô hình trồng mãng cầu xiêm; người ta cần nắm được một số điều kiện sinh trưởng và phát triển của loại cây này: Mãng cầu xiêm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ khoảng từ 25 – 32 độ C. Thích hợp nhất với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nước ta. Cây không chịu được lạnh. Là loại cây ưa ánh sáng, phát triển tốt vào mùa mưa nhiều, độ ẩm không khí cao. Thích hợp với đất trồng có độ pH từ 4,5 – 6,5, không chịu được ngập úng, đất phèn và mặn
Đất trồng phù hợp với mãng cầu xiêm
Mãng cầu xiêm không quá kén đất trồng; nhưng vẫn sinh trưởng tốt hơn ở đất có thịt nhẹ, độ pH từ 4,5 – 6,5. Riêng với đất phèn hay đất mặn cần rắc vôi bột phơi ải để khử đất từ 10 – 12 ngày trước khi đào hố trồng cây.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cây mãng cầu xiêm con sinh trưởng và phát triển tốt nhất; bà con nên tiến hành bón lót cho các hố trồng trước khi xuống cây. Tỷ lệ bón lót như sau: mỗi hố trồng dùng từ 10 – 15kg phân chuồng hoai mục trộn cùng 0,5kg super lân và 0,5kg vôi bột.
Thời vụ trồng bưởi da xanh tốt nhất để đạt năng suất và chất lượng cao là vào cuối mùa khô. Hoặc đầu mùa mưa khoảng từ tháng 4 – 5 dương lịch. Tuy nhiên, cần lưu ý về hệ thống rãnh thoát nước. Để đảm bảo cây không bị ngập úng nếu mưa nhiều kéo dài.
Quá trình chọn giống và trồng mãng cầu xiêm con
Nếu mới chỉ lần đầu bắt tay vào mô hình mãng cầu xiêm kinh doanh; bà con vẫn nên chọn mua cây giống từ các điểm cung cấp có uy tín và chất lượng. Nên nhớ phải chọn cây con khỏe mạnh, chiều cao từ 25 – 30cm. Lá xanh tốt, không sâu bệnh, thân mập và khỏe. Sau khi có cây giống tốt, tiếp tục tiến hành trồng cây con theo quy trình sau:
Đào hố trồng cây trên đất đã canh tác trước đó. Mỗi hố có đường kính từ 40 – 60cm, sâu từ 25 – 30cm. Hố cách hố, hàng cách hàng khoảng 3 – 4m. Xé nilon, cho bầu ươm vào các hố đã đào, lấp đất xung quanh tạo thành mô đất cao khoảng 10cm. Tưới nước đẫm ngay sau khi trồng cây. Có thể trồng xen canh hay chuyên canh tùy theo mục đích của nhà vườn
Cách trồng mãng cầu xiêm theo từng giai đoạn khác nhau
Tưới nước cho cây
Mãng cầu xiêm vào thời gian đầu phát triển có nhu cầu nước rất cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Do đó, bà con nên chú ý tưới nước thường xuyên vào mùa khô, ngày ít nhất 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Ngược lại vào mùa mưa cần chú ý thoát nước cho cây để tránh sâu bệnh và thối gốc, rễ.
Đối với các nhà vườn trồng theo mô hình kinh doanh nên áp dụng các hệ thống tưới tiêu công nghệ cao để nâng cao hiệu quả. Có thể tham khảo thêm bài viết tưới phun mưa như thế nào là hợp lý.
Bón phân cho mãng cầu xiêm
Ngoài bón lót trước khi trồng mãng cầu xiêm người ta tiến hành bón thúc cho cây theo từng đợt như sau:
- Năm đầu tiên: bón thúc bằng phân NPK tỷ lệ 10-10-10 và 16-16-8 theo hàm lượng 0,1kg và 0,2kg mỗi cây
- Năm thứ 2 và 3 sử dụng phân NPK tỷ lệ như năm đầu tiên nhưng tăng lượng bón cho mỗi cây nhiều hơn 0,2 – 0,3kg
- Nên bón thúc vào cuối mùa mưa sau khi thu hoạch và thời gian cây đang nuôi trái
- Có thể dùng thêm chế phẩm sinh học bón hoặc phun tưới cho cây mỗi năm để nâng cao năng suất và chất lượng cũng như tăng khả năng chống chọi sâu bệnh của cây
- Bao trái, chống côn trùng sâu bệnh
- Sau khi quả đậu được 1 – 2 tháng, bà con nên tiến hành bao trái lại bằng nilon để ngăn sâu bệnh, côn trùng tấn công và cả ảnh hưởng từ các loại thuốc trừ sâu mang lại giá trị kinh tế cao. Bao trái vừa để ngăn các loại sâu bệnh tấn công vừa giúp hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với quả để bà con nông dân có thể thu được trái sạch, an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn nông nghiệp đầu ra, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Từ đó mang lại giá trị kinh tế cao. Có thể dùng túi nilon hoặc túi lưới để bao quả. Lưu ý chọn túi sao cho trái không bị đổ mồ hôi, giữ thông thoáng, đồng thời bảo vệ quả khỏi tia cực tím.
Cách phòng ngừa sâu bệnh
- Bệnh thối rễ: Khi cây có biểu hiện suy yếu, lá vàng úa, rụng lá, cây chết dần, bộ rễ đen thối, cây chết từ trong ra ngoài. Có thể phòng trừ bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma kết hợp với phân chuồng đã ủ hoai mục đê bón cho cây. Liều lượng bón từ 20 – 100 gram tùy thuộc vào tuổi cây. Bên cạnh đó để hiệu quả cao hơn cần phun thuốc Funomyl, Topsin… kết hợp khoảng 2 lần và đầu và giữa mà mưa để phun phòng bệnh cho cây.
- Bệnh thán thư: Cây bị bệnh bị thối mềm trên nhánh, lây sang quả. Đặc biệt lây nhanh vào mùa mưa. Để phòng bênh, cần tiến hành cắt tỉa tạo sự thông thoáng cho cây. Nếu cây bị bệnh có thể dùng một số thuốc như Binhnavil 50SC (Carbendazim): 0,4 – 0,5 kg/ ha pha với 600-800 lít nước phun đều cho 1 ha. Không phun khi trời đang nắng to hoặc mưa to. Không phun trước khi thu hoạch 20 ngày.
Thu hoạch mãng cầu xiêm
Áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc, mãng cầu xiêm thường sẽ cho trái bói sau 2 – 3 năm trồng, thời gian từ khi thụ phấn đến thu hoạch chỉ kéo dài từ 3 – 4 tháng.
Bài viết trên chắc chắn đã giúp bà con hiểu hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu xiêm đạt được năng suất và chất lượng cao nhất. Chúc bà con sớm thành công với mô hình trồng mãng cầu xiêm của mình nhé!