Cừu là một động vật rất thân thiện, dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại khá đơn giản và chúng có thể sống hòa thuận với gà, ngựa, dê,… Đồng thời các thành phẩm từ sữa và thịt của cừu có giá trị khá cao. Tuy cừu thường tạo ra lượng sữa thấp hơn dê và chất béo lại cao hơn dê. Nhưng các sản phẩm từ cừu luôn có nhiều người tiêu dùng lựa chọn và yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để chăn nuôi cừu đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con cũng cần phải thực hiện tốt và hiệu quả các quy trình, kỹ thuật. Vì thế hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bà con các kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc cừu hiệu quả.
Mục Lục
Chọn con giống tốt
Con cái: Khi chăn nuôi cừu, nên chọn những con cừu cái tốt. Với đặc điểm là đầu rộng hơi dài, mình nở, ngực sâu, lưng thẳng, hông rộng, bộ lông mượt, bộ phận sinh dục nở nang, bầu vú phát triển, vú có da mềm nhão nhưng khi bầu vú căng sữa sẽ tiết sữa nhiều, gân sữa nổi rõ trên bầu vú.
Con đực: Lưu ý chọn con đực khỏe mạnh và không bị dị tật. Riêng cừu đực bà con phải nhốt riêng, 8 – 9 tháng tuổi mới cho chúng phối giống. Nếu phối tự do, một cừu đực có thể đảm nhận cho 20 – 30 cừu cái. Trường hợp phối giống có kiểm soát thì nó còn có thể phụ trách tới 40 – 50 cừu cái. Tỷ lệ đực/cái là 1/25, đồng thời thường xuyên (1,5 năm) thì thay đổi đực để tránh hiện tượng đồng huyết.
Các hình thức chăn nuôi cừu
Có thể áp dụng hình thức chăn thả 100%, bán chăn thả hay nhốt chuồng. Phương pháp chăn thả 100% ít tốn kém cho người chăn nuôi. Nhưng cừu lâu lớn và đôi khi có mất mát, khó kiểm soát. Hình thức nuôi nhốt chuồng áp dụng cho những vùng không có sẵn những khu đồng cỏ hoang. Mỗi ngày người nuôi phải cung cấp đủ cỏ lá và các loại phụ phẩm nông nghiệp như cậy đậu bắp, cây ngô, cây lúa,… cho cừu ăn no ngày ba bữa. Nuôi nhốt cừu còn đòi hỏi nhiều công chăm sóc như vệ sinh chuồng trại, vệ sinh chung quanh khu vực nuôi. Sự tốn kém này khá lớn nhưng bù lại người nuôi có thể theo dõi sự sinh trưởng của từng cá thể vật nuôi.
Bán chăn thả là sự kết hợp cả 2 hình thức trên. Được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Cách này có nhiều ưu điểm như không tốn kém thức ăn nhiều (chỉ cần cho ăn bổ sung một bữa), công chăm sóc cũng tương đối nhẹ. Tùy vào điều kiện đất đai chăn thả mà người nuôi có nhiều phương pháp chăn nuôi cừu khác nhau. Để có hình thức chăn nuôi phù hợp. Đàn cừu nuôi 5 – 6 tháng đạt trọng lượng 20 – 30kg được bán thịt. Lưu ý trước 1 tháng cần ngừng tiêm thuốc và tiến hành tách bầy.
Chế độ dinh dưỡng cho cừu
Trong chăn nuôi cừu, chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Cừu có thể ăn được nhiều loại thức ăn như cỏ tươi, các loại dưa, bí,… Để tăng cường dinh dưỡng cho việc chăn nuôi cừu, ngoài thức ăn thô xanh thì hằng ngày bổ sung thêm 0,1 – 0,3 kg thức ăn tinh (bột ngô, khoai, sắn,…). Vào mùa hè, thức ăn tươi đầy đủ, trong thức ăn chứa các yếu tố khoáng và vitamin. Tuy nhiên vào mùa đông khô và rét, thức ăn tươi hiếm. Do đó khẩu phần ăn cần được bổ sung thêm canxi và các Vitamin A, D,…
Để tránh tình trạng dê bị thiếu dinh dưỡng, đẻ non, đẻ con yếu, ít sữa, niêm mạc mắc khô,… Đối với cừu, yêu cầu hàng ngày trung bình từ 5,5 g đến 9 g canxi và 2,9 – 5 g phốt pho, khoảng 3.500 – 11.000 UI Vitamin D,… Nước là yếu tố quan trọng giúp chăn nuôi cừu đạt hiệu quả. Cần phải cung cấp đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không nên cho cừu uống nước tù đọng để tránh cừu bị nhiễm giun sán.