Heo rừng là một loài động vật hoang dã ngoài tự nhiên. Trong mấy năm gần đây, heo rừng được con người thuần chủng và nuôi khá nhiều tại Việt Nam. Đây là loài heo có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp. Được biết đến là loài thịt sạch, chất thịt ngon với lượng mỡ thấp và có hương vị của rừng núi. Kỹ thuật nuôi lợn rừng hiệu quả không khó, nhưng người nuôi cần bỏ nhiều thời gian và công sức. Chỉ cần có các điều kiện tự nhiên cơ bản, hoang dã sẽ giúp người nuôi heo rừng thành công. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi heo rừng theo mô hình trang trại đơn giản dưới bài viết này nhé.
Mục Lục
Bí quyết lựa chọn con giống
– Heo rừng thuần chủng: đây là giống heo hoang dã được con người thuần hóa. Có hai nhóm heo chính: nhóm mặt dài và nhóm mặt ngắn.
– Heo rừng lai: đây là giống đã được cho lai tạo giữa giống heo rừng đực với heo nái địa phương để tạo ra thế hệ con lai có gen trội của cả bố và mẹ: có ưu điểm sức đề kháng cao, tăng khả năng thích nghi với môi trường sống tự nhiên, giảm bệnh tật.
Xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng
Thường thì mọi người hay chăn nuôi heo rừng theo hình thức khá đơn giản. Tuy nhiên nếu nuôi theo mô hình thì phải bố trí sao cho phù hợp với một số đặc điểm và tập tính của heo rừng. Nên chọn chỗ đất cao ráo, có trồng nhiều cây để tạo bóng mát. Đặc biệt cần có nguồn nước sạch để cung cấp nước uống cho vật nuôi. Cũng như duy trì hệ thực vật rừng và giữ được độ ẩm thích hợp. Bên cạnh đó cần xây dựng hàng rào bao quanh chắc chắn. Có thể vây lưới xung quanh thành những vườn nuôi tự nhiên, có móng dựng kiên cố. Lưu ý khu chuồng trại phải cách xa khu dân cư và ồn ào vì heo rừng rất sợ tiếng ồn.
Chuồng nuôi heo phải luôn thông thoáng, sạch sẽ, có mái che, cao khoảng trên 2,5m. Nền là đất tự nhiên, có độ dốc dao động 2-3%, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa hắt, gió lùa vào chuồng để heo không bị bệnh. Nếu chăn nuôi heo rừng nái làm giống thì đến thời kỳ sinh nở nên làm ổ úm cho heo con. Chỗ ở có đèn để sưởi ấm khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Chuồng trại nuôi heo rừng theo mô hình phải có hàng rào kiên cố bao quanh.
Phương pháp chăn nuôi heo rừng
Vì là giống heo rừng nuôi thuần chủng nên chế độ ăn cho heo phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nên thường xuyên thay đổi khẩu phần hằng ngày. Khi cho heo ăn phải đúng giờ, mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều; ngoài ra cần cung cấp đủ nguồn nước sạch. Nếu muốn chất lượng heo rừng ở mức tốt nhất thì phải điều chỉnh trọng lượng tăng trưởng sao cho mỗi tháng lợn chỉ tăng từ 2 – 2,5kg/con. Nếu ít hơn thì lợn sẽ bị gầy, nếu tăng nhanh thì thịt sẽ nhiều mỡ, mất đi độ dai, giòn.
Lưu ý, ở giai đoạn heo con một tuần tuổi cần được tiêm chích để bổ sung chất sắt. Khi đến 1 tháng tuổi thì bắt đầu cho heo con tập ăn thức ăn tinh, nên được nấu chín để dễ hấp thụ. Đến khi được 2 tháng tuổi, heo con sẽ được tách mẹ và đưa sang chuồng rộng nối liền với sân vườn.
Thức ăn và khẩu phần thức ăn
Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngủ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm,… Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn. Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc ngủ cốc các loại, hèm bia, bả đậu,…
Thức ăn cho heo rừng lai, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố,… Nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g, sắt sunphát 100g, đồng sunphát 50g, diêm sinh 100g, vôi tôi 1000g đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20-25 gam/con/ngày.
Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước. Tuy nhiên, cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng. Nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của heo, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa thải, rửa sạch máng ăn, máng uống,…
Ước tính chi phí đầu tư mô hình nuôi
– Nên nuôi thử nghiệm trước khi tiến hành nuôi trên mô hình rộng. Bạn chỉ cần đầu tư 2 con lợn nái và 1 con lợn đực giống. Chọn loại lợn rừng giống trọng lượng từ 8 – 15kg, hoặc trọng lượng từ 16 – 20kg. Còn khi chọn heo nái giống cũng có trọng lượng tương tự. Từ đó có thể ước tính chi phí lựa chọn heo giống để nuôi.
– Cần tận dụng nguồn thức ăn xanh và sạch nên trồng sẵn để tự phục vụ. Chẳng hạn như rau, củ, quả, thức ăn tinh bột, chiếm khoảng 10% chi phí.
Trọng lượng xuất chuồng và giá bán
Lợn nái mỗi năm sẽ cho đẻ 2 lứa, mỗi lứa khoảng từ 7 – 12 con. Heo con nuôi đến 3 tháng tuổi nếu đạt trọng lượng mức 10 kg thì có thể đem bán giống. Có thể bán với giá trung bình khoảng 200.000 đồng/kg tùy từng thời điểm. Nếu nuôi heo thịt thì khi heo có trọng lượng đạt hơn 30 kg sẽ bắt đầu bán. Nuôi trong 2 năm thì heo mới đạt tới trọng lượng 60 kg. Với giá bán dao động khoảng 130 – 150.000 đồng/kg hơi. Mô hình chăn nuôi heo rừng có thể được xem là mô hình.