Với khí hậu của nước ta, kết hợp với điều kiện thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc trồng các loại bưởi nói riêng, và cây có múi nói chung. Đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc, việc trồng bưởi trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại nhiều giá trị kinh tế cho bà con. Trồng bưởi ngoài cung cấp nhu cầu cho thị trường cả nước, từ Bắc chí Nam. Bưởi ở nước ta còn có giá trị xuất ngoại rất lớn, được nhiều nước trên thế giới yêu thích. Mặc dù nước ta có khí hậu, điều kiện rất thích hợp để trồng bưởi nhưng nếu không biết cách chăm sóc, phòng trị bệnh gây hại. Bưởi rất dễ bị nhiễm bệnh ghẻ, nguy cơ bưởi bị hư, xù xì khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ của bà con.
Mục Lục
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trên quả bưởi
“Hiện tượng những đốm bệnh màu vàng, nhỏ như bị kim chích trên lá của cây bưởi. Tình trạng xuất hiện ngày một càng nhiều và không biết là bệnh gì và cách điều trị ra sao?” Đó là câu hỏi của một người nhà nông đang bế tắc vì những dấu hiệu này xảy ra rất nhiều. Gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của bà con nông dân trồng bưởi. Các dấu hiệu trên cho thấy cây bưởi đang bị bệnh ghẻ. Và chúng tôi cung cấp bài viết này để cung cấp cho bà con tất cả các kiến thức cần thiết. Để bà con biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Như bác nông dân nói ở trên, khi cây bưởi bị bệnh ghẻ, chúng thường có các dấu hiệu như:
– Vết bệnh có viền vàng sáng, điều đặc biệt là bệnh xảy ra trên cây bưởi không làm lá biến dạng, nhăn nheo.
– Bệnh ghẻ thường xuất hiện chỉ trên mặt dưới của lá, vết bệnh nhô cao lên bề mặt phiến lá.
Bệnh ghẻ gây nên tác hại gì cho quả bưởi?
– Bệnh ghẻ trên cây bưởi làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp.
– Ngoài ra, những vết bệnh mà nấm gây hại trên lá và quả là cơ hội để cho các loài vi sinh vật gây hại và các loài côn trùng tấn công. Ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của quả.
– Bệnh ghẻ gây hại trên cây bưởi do các loại nấm và vi khuẩn gây ra, và lây lan rất nhanh. Có thể xâm hại cả một vườn bưởi nếu bà con không có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.
Hướng dẫn cách phòng bệnh ghẻ xâm hại trên quả bưởi
Để ngăn ngừa bệnh ghẻ xâm hại trên cây bưởi, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
– Việc lựa chọn giống cây tốt trước khi gieo trồng là một điều vô cùng quan trọng. Để ngăn ngừa bệnh phát sinh gây hại và cây có khả năng chống chọi lại các loại bệnh xâm hại.
– Bệnh ghẻ trên cây bưởi lây lan chủ yếu nhờ vào gió, mưa, động vật, dụng cụ lao động. Do đó, đòi hỏi bà con cần phải có sự siêng năng trong việc thăm vườn thường xuyên. Ngoài ra còn cần sự tỉ mỉ trong việc chăm sóc cây.
– Luôn giữ vườn bưởi trong chế độ luôn khô thoáng, tránh sự ẩm ướt. Nhằm ngăn ngừa tạo điều kiện cho bệnh ghẻ trên cây bưởi phát sinh.
– Hạn chế tưới phân đạm và dùng thuốc hóa học.
– Sử dụng chế phẩm sinh học dành riêng cho cây có múi theo liều lượng: 1 lít chế phẩm hòa thêm 100 lít nước phun cho cây, định kỳ 5-7 ngày/lần.
Hướng dẫn điều trị bệnh ghẻ cho vườn bưởi
– Bà con cần cắt bỏ tiêu hủy ngay những cành và lá bị bệnh trên vườn
– Nuôi thiên địch để chúng giúp bà con ngăn ngừa các loại sâu bệnh làm lây lan trên diện rộng của bệnh ghẻ
– Sử dụng các dụng cụ làm vườn phải được khử trùng. Để ngăn ngừa đi sự lây lan của bệnh ghẻ trên cây bưởi
– Sử dụng chế phẩm sinh học dành riêng cho cây có múi theo liều lượng : 1 lít chế phẩm hòa thêm 50 lít nước phun trị bệnh ghẻ cho cây, định kỳ 5-7 ngày/lần. Để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Có thể ngăn ngừa được các loại sâu bệnh hại. Tăng cường khả năng tự hồi phục lại sức sống của cây khi bị bệnh.
Lời kết
Nếu không nắm được những bệnh cơ bản thường xuyên xảy ra trên quả bưởi. Bà con rất dễ bị mất mùa, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bà con trong việc học cách chăm sóc vườn bưởi hiệu quả. Chúc bà con có một mùa màng bội thu.