Sắn là một loại cây trồng mà nước ta có chủ trương phát triển bền vững, mang lại nguồn kinh tế cho người nông dân cũng như thúc đẩy kinh tế nông nghiệp. Được biết, sắn là thực phẩm chiếm kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Ở một số vùng, trồng sắn trở thành một nghề mang lại thu nhập chính cho bà con nông dân. Nên nếu sắn bị bệnh, không mang lại năng suất cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân. Chính vì vậy, khi trồng sắn bà con phải có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và phòng ngừa các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bệnh chổi rồng thường xuất hiện trên các đốt lá sắn gây hại cho cây trồng.
Mục Lục
Những dấu hiệu phát hiện bệnh chổi rồng trên cây sắn
Khi giống bị nhiễm bệnh khi lên mầm và sinh trưởng kém, lá thường nhỏ hơn bình thường. Lóng thân của mầm ngắn. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng củ nghiêm trọng. Trên thân cây đang sinh trưởng, tại các mầm ngủ thường mọc rất nhiều chồi phụ. Chồi của những cây bị bệnh thường rụt ngắn, cây thấp lùn.
Khi bị nhiễm bệnh nặng, thân cây có biểu hiện chảy mủ và chuyển màu nâu xám. Đối với những cây bị nhiễm bệnh nhẹ và thời điểm nhiễm bệnh muộn. Khi đến gần thời kỳ thu hoạch thì ngọn cây bị chết khô. Các chồi trên thân mọc thành nhiều chùm nhánh như bụi cỏ, cây thường ít của và củ rất nhỏ.
Những tác hại của bệnh gây cho cây trồng
Bệnh thường phát sinh và gây hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Vì vậy bệnh thường gây hại nặng vào các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm). Những năm gặp thời tiết mưa bão nhiều, bệnh thường gây hại rất nặng trên những nương sắn trồng độc canh, ít được đầu tư chăm sóc. Chính vì vậy thay vì trồng độc canh, bà con có thể sử dụng phương pháp xen canh để thay đổi các mùa vụ với nhau.
Bệnh chổi rồng trên cây sắn có tác động mạnh mẽ đến năng suất và chất lượng củ. Ngoài ra, bệnh chổi rồng nếu không phát hiện sớm sẽ làm chết hàng loạt cây. Ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của bà con nông dân. Do đó, biết được cách ngăn ngừa là một điều vô cùng cần thiết. Để tránh tình trạng bệnh chổi rồng xâm hại trên cả vườn cây sắn ảnh hưởng đến sự sống còn của cây.
Những biện pháp phòng bệnh hiệu quả
– Luân canh cây sắn với các cây trồng khác họ như ngô, đậu tương, lạc, rau đậu… từ 1 – 2 năm, sau đó mới trồng lại sắn.
– Không được lấy giống (hom) sắn từ những vùng bị bệnh mang trồng.
– Lựa chọn giống cây tốt, có khả năng kháng bệnh cao ở cây sắn.
– Đối với những nương sắn mới trồng, cần theo dõi thường xuyên để phát hiện những cây nhiễm bệnh nhằm tiêu hủy kịp thời. Sau đó rắc vôi bột vào gốc để hạn chế bệnh lây lan.
– Đối với những nương sắn bị nhiễm bệnh gần đến thời kỳ thu hoạch. Cần tập trung thu hoạch nhanh, thu gom và tiêu hủy (đốt) triệt để thân và các tàn dư khác như rễ, lá… nhằm tiêu hủy nguồn bệnh.
Hướng dẫn điều trị bệnh chổi rồng trên cây sắn hiệu quả
Khi bà con phát hiện ruộng dưa leo có những dấu hiệu của bệnh chổi rồng trên cây sắn, bà con nên:
– Cắt bỏ và tiêu hủy những trái bị bệnh để tránh lây lan qua những cây lân cận
– Có thể dùng thêm chế phẩm sinh học để phòng bệnh chổi rồng rất hiệu quả giúp cho cây. Bảo vệ không cho cây sắn bị tấn công từ các bệnh lạ nhất là bệnh chổi rồng trên cây sắn.
Lời kết
Đến thời điểm hiện tại bệnh chổi rồng trên cây sắn vẫn chưa có biện pháp hoặc thuốc để điều trị triệt để. Nên bà con nông dân cùng hợp tác với bộ kỹ thuật nông nghiệp đưa ra những biện pháp phòng bệnh ở cây trồng là chính. Hy vọng với những thông tin phòng bệnh chổi rồng trên cây sắn trên đây. Bà con sẽ có những kinh nghiệm để chăm sóc, bảo vệ cây sắn trước những tác nhân gây bệnh. Chúc bà con có một mùa màng thật bội thu.