Khi trồng cây, bất kể là cây rau hay cây ăn quả thì việc chủ động phòng ngừa bệnh cho cây là một việc làm hết sức quan trọng. Đặc biệt là khi trồng cà rốt, một loại cây có khá nhiều những tác nhân gây bệnh xâm nhập như sâu khoang, sâu xám, rệp muội. Gây nên những bệnh ảnh hưởng đến năng suất ra quả của cây như đốm vòng, thối đen, thối nhũn, vàng lá và đặc biệt là bệnh thối hạch. Bệnh thối hạch là bệnh ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà rốt. Bệnh có những dấu hiệu nhận biết ở sâu bên trong củ nên rất khó để phát hiện ra. Chính vì vậy để tránh mất mùa, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch thì bà con nên biết cách phòng bệnh, bảo vệ cây trồng trước các tác nhân gây bệnh.
Mục Lục
Những dấu hiệu bệnh thối hạch thường gặp trên cây cà rốt
Bệnh thối hạch chủ yếu gây hại trên củ cà rốt nên rất khó phát hiện để điều trị kịp thời.
– Trên củ cà rốt xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, mềm, như bị thối đen, xuất hiện khắp các bề mặt vỏ củ. Nếu bà con không phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Vết bệnh sẽ loang rộng, xâm chiếm hết phần lõi của củ cà rốt.
– Phần thịt củ bên trong bị thối mềm, còn phần vỏ củ bị bệnh có những vết mốc màu trắng, xốp. Làm hư hại toàn bộ củ cà rốt.
Những tác hại bệnh gây nên cho cây trồng
– Bệnh thối hạch trên cây cà rốt do nấm Sclerotinia libertiana Fuckl gây hại. Bệnh có sự lây lan nhanh và có khả năng tiêu diệt cả ruộng cà rốt của bà con.
– Bệnh thối hạch ảnh hưởng trực tiếp đến củ cà rốt nên làm suy giảm trầm trọng chất lượng dinh dưỡng có trong củ. Củ bị xâm hại không thể sử dụng được. Gây ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của bà con nông dân.
Do đó, cần phải có biện pháp ngăn ngừa bệnh trên cây cà rốt một cách hợp lý nhất. Nhằm bảo vệ cây khỏi những tác hại mà bệnh thối hạch gây ra trên cây cà rốt.
Hướng dẫn cách phòng bệnh thối hạch
Để ngăn ngừa bệnh thối hạch trên cây cà rốt, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
– Chọn giống cây sạch bệnh, có khả năng kháng bệnh cao để trồng.
– Luôn giữ vùng đất trồng cà rốt được khô thoáng. Tạo rãnh thoát nước để giúp ruộng thoát nước và giữ được sự khô ráo khi mùa mưa đến.
– Làm cỏ và cắt đi những phần lá bị hư hại, vàng lá,… để tránh đi sự ẩm ướt. Ngăn ngừa tạo cơ hội cho nấm gây bệnh xâm hại.
– Khi gần đến vụ thu hoạch, bà con nên thường xuyên đi kiểm tra ruộng cà rốt. Bằng cách kiểm tra bất kỳ một củ cà rốt để ngăn ngừa bệnh xuất hiện và gây hại trên diện rộng.
– Sử dụng chế phẩm sinh học Emina hòa với nước theo tỷ lệ 1: 100 tưới cho cây, định kỳ 7-10 ngày/lần.
Điều trị bệnh cho cây cà rốt bị nhiễm bệnh như thế nào?
Khi phát hiện bệnh gây hại trên cây cà rốt, bà con nên:
– Nhổ bỏ và tiêu hủy cây cà rốt bị bệnh thối hạch để tránh sự lây lan.
– Luôn luôn giữ vùng đất trồng cà rốt luôn được khô ráo.
– Sử dụng chế phẩm sinh học theo tỷ lệ 1 lít chế phẩm hòa thêm 50 lít nước tưới cho cây. Định kỳ 7 ngày/lần để giúp cây trị bệnh thối hạch. Phục hồi lại sức sống khi cây bị xâm hại, bổ sung các vi sinh vật có lợi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Ngoài ra chế phẩm sinh học còn giúp cho cây cà rốt chống lại các loại sâu bệnh hại cây. Tăng năng suất và chất lượng của củ cà rốt. Giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.
Lời kết
Khi mùa thu hoạch cà rốt đến, bà con đang tất bật để lo việc tìm được chỗ để bán được giá nhất. Nhưng đây cũng chính là thời điểm cho bệnh thối hạch trên cây cà rốt tấn công, xâm hại. Làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng của củ cà rốt một cách trầm trọng. Nhằm giúp bà con hiểu hơn về bệnh thối hạch trên cây cà rốt. Cách điều trị và cách phòng ngừa như thế nào là hiệu quả nhất. Chúng tôi đã chia sẻ cho bà con trồng cà rốt hiểu hơn về loại bệnh này. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bà con sẽ có thêm những hiểu biết để phòng trị bệnh cho vườn cà rốt. Chúc bà con mùa vụ thất thành công.