Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cà phê xuất khẩu trong tháng 9/2021 ước đạt 120 nghìn tấn, trị giá 245 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng 9,0% về trị giá so với tháng 8/2021. So với tháng 9/2020 tăng 20,3% về lượng và tăng 30,3% về trị giá sản phẩm. Lũy kế khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt xấp xỉ 1,2 triệu tấn, trị giá 2,25 tỷ USD, giảm 4,2% về lượng, nhưng tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ của năm 2020. Như vậy có thể kết luận vấn đề giãn cách trong thời gian dài khiến sản lượng không được duy trì nhưng lại góp phần gia tăng trị giá của cà phê Việt trên thị trường thế giới.
Mục Lục
Thị trường xuất khẩu chủ lực giảm thị phần
Trong đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực giảm, như Đức, Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Algeria và Bỉ. Trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Nga và Trung Quốc tăng. Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới giá cà phê toàn cầu tiếp tục tăng. Thế giới sắp bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021 – 2022. Nhưng tại Brazil, sản lượng được dự báo sẽ cho năng suất thấp theo chu kỳ hai năm một.
Theo Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE), vụ cà phê 2021 của Brazil đã kết thúc với sản lượng ước đạt 48,9 triệu bao (loại 60 kg). Giảm 21,2% so với vụ mùa năm 2020. Theo dự báo của Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe), các tháng cuối vụ 2021 – 2022 có thể sẽ không còn cà phê dự trữ. Và có thể Brazil sẽ phải nhập khẩu cà phê từ các nước sản xuất khác.
Tại Việt Nam, yếu tố thời tiết thuận lợi hỗ trợ cho cây cà phê nâng cao năng suất. Trước khi bước vào vụ thu hoạch mới. Nhưng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, vận chuyển mặt hàng.
Giá cà phê thế giới tăng mạnh
Việt Nam gián tiếp ảnh hưởng giá cà phê ở thị trường quốc tế
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm và sản lượng đi xuống. Tại các nước sản xuất cà phê hàng đầu khác đã đẩy giá cà phê thế giới tăng mạnh. Giá cà phê arabica giao sau đã tăng khoảng 45,8% trong năm nay. Trong khi giá cà phê robusta tăng 52,2%, theo dữ liệu từ Refinitiv.
Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, đã trải qua những đợt thời tiết cực đoan. Gây thiệt hại cho các nông trại trồng cà phê. Thời tiết xấu cũng làm giảm sản lượng cà phê ở Colombia.
“Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, ít nhất ở Mỹ và châu Âu; nhu cầu sẽ tăng trong những tháng sắp tới. Khi việc dỡ bỏ các hạn chế chống Covid cho phép các cửa hiệu cà phê mở cửa trở lại”, báo cáo của Fitch Solutions nhận định.
Công ty tư vấn này nâng dự báo giá bình quân của cà phê arabica năm 2021. Từ 1,35 USD/pound lên 1,6 USD/pound. Dự báo giá bình quân cà phê arabica năm 2022 được nâng từ 1,25 USD/pound lên 1,5 USD/pound.
Gián đoạn xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ sớm được gỡ bỏ
Fitch Solutions cho rằng các hạn chế chống Covid ở Việt Nam sẽ được nới từ từ, nên gián đoạn xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể chỉ là vấn đề tạm thời. Bên cạnh đó, sản lượng cà phê của Brazil có thể sẽ phục hồi “khá nhanh” miễn là thời tiết cực đoan không quay trở lại.
Điều này có nghĩa là nguồn cung cà phê toàn cầu có thể bắt đầu tăng trở lại trong niên vụ 2022-2023. Với giá bình quân cà phê arabica trong năm 2023 có thể hạ về 1,2 USD/pound – Fitch Solutions dự báo.