Ngành nuôi tôm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển rất nhanh. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, mức độ thâm canh ngày càng cao đã làm xuất hiện ngày càng nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm và gây thiệt hại nặng nề. Nó cũng có những tác động quan trọng về mặt kinh tế. Sau đây, chúng tôi cung cấp cho bà con những thông tin cơ bản nhất về mầm bệnh, cách chẩn đoán nhanh qua hình ảnh trực quan giúp người nuôi tôm nhận biết nhanh tình trạng bệnh của tôm để có hướng xử lý kịp thời. Cùng với đó là thời gian điều trị và một số giải pháp chung để phòng trừ các bệnh thường gặp nhất trên tôm hiện nay.
Mục Lục
Biện pháp hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh trên tôm
Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi. Đồng thời thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững. Để hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi, đồng thời thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh trên tôm:
Biện pháp tự nhiên
– Phun khử trùng bờ ao nuôi bằng hóa chất khử trùng
– Hạn chế người đi vào cơ sở nuôi. Người chăm sóc, quản lý cơ sở nuôi hạn chế sang cơ sở bị bệnh hoặc tôm chết chưa rõ nguyên nhân. Trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể khử trùng (Chlorine, formol 5%).
– Tuyệt đối không lấy thêm nước từ ngoài hệ thống cấp nước chung vào ao nuôi khi chưa xác định được nguồn nước an toàn.
Sử dụng chế phẩm sinh học
– Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước. Kiểm soát mật độ tảo, ổn định pH và độ kiềm. Giảm hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2. Kiểm soát mật độ vi khuẩn Vibrio (lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học thì ngừng cho tôm ăn từ 1-2 ngày)
– Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đóng chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao. Căng dây và lắp hình nộm để chống chim, cò vào ao.
– Đối với cơ sở/hộ nuôi được cảnh báo về kết quả dương tính với AHPND trong nước ao nuôi và dương tính với mầm bệnh WSSV, AHPND trên tôm nuôi, yêu cầu tuyệt đối không tháo nước ra ngoài môi trường và cần ngừng cho tôm ăn 1-2 ngày, sau đó cho tôm ăn hạn chế bằng 10% định mức hàng ngày, rồi tăng dần khi đạt định mức bình thường trong vòng 7-10 ngày. Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe tôm và báo ngay với cơ quan chuyên môn khi tôm có dấu hiệu bất thường.
Nâng cao chất lượng môi trường nuôi
– Đối với ao có hàm lượng NO2 và vi khuẩn Vibrio tổng số cao vượt giới hạn cho phép. Cơ sở nuôi cần tăng cường sục khí oxy. Đặc biệt vào thời điểm sáng sớm. Đồng thời xác định chính xác khẩu phần thức ăn bằng cách sử dụng sàng để kiểm tra. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tăng cường vệ sinh/siphon đáy ao kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định pH và độ kiềm, giảm hàm lượng khí H2S, NH3, NO2, giảm hàm lượng vi khuẩn Vibrio tổng số. Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng vi lượng để tăng sức đề kháng cho tôm.
– Thường xuyên duy trì và ổn định môi trường ao nuôi. Nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Tạm kết
Trên đây chính là bài tổng hợp các biện pháp phòng bệnh nguy hiểm ở tôm. Chắc chắn đã mang đến những thông tin hứu ích cho bạn. Nếu không muốn bỏ lỡ tin quan trọng, hãy luôn theo dõi chúng tôi các bạn nhé! Hẹn gặp lại các bạn ở những bản tin tiếp theo.