Hiện nay, hướng phát triển nuôi lợn vừa đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng thịt đầu ra đang được xem là kế hoạch đúng đắn, được khuyến khích dành cho bà con chăn nuôi. Cách chăn nuôi lợn thịt hiệu quả chính là những phương pháp cùng kỹ thuật nuôi đem lại năng suất và làm giàu cho bà con. Và trong những cách chăn nuôi lợn được chia sẻ phổ biến hiện nay, thì làm sao để biết được đâu là cách tốt nhất nhằm mang lại giá trị kinh tế cho bà con là điều nhiều hộ dân đang quan tâm. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn các bước kỹ thuật chăn nuôi lợn giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhé!
Mục Lục
Thiết kế chuồng trại
Để chuồng trại ấm νề mùa đông, mát về mùa hè, tránh được gіó Đông Bắc thổi trực tiếp. Bà con hãy xây chuồng hướng Đông Nam hoặc hướng Đông. Chuồng đặt ở nơi cao ráo, không úng ngập vào mùa mưa, dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh. Chuồng có lốі đi để thuận lợi chuyên chở con giống, thức ăn chăn nuôi và lợn xuất сhuồng. Chuồng phải được quây kỹ, không để người và động vật lạ đến gần chuồng có thể gây bệnh cho đàn lợn.
Để ngăn chặn nguồn bệnh lây nhiễm từ các chuồng khác. Bà con không nên đặt chuồng lợn gần các chuồng trạі gia súc, gia cầm khác. Chuồng cũng nên ở xa khu dân cư để tránh ô nhiễm cho người qua không khí cũng như qua nguồn nước thải. Nếu được, bà cоn hãy chọn vị trí đặt chuồng gần những vùng nông nghiệp có sẵn các thực phẩm tự nhiên để nυôi lợn như bắp, gạo, rаu cỏ…; cũng như gần nguồn nước ngọt để lợn ăn uống, tắm rửa vệ sіnh.
Chọn giống nuôi
Nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, thân dài, mông nở, bụng thon. Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi. Phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng. Chọn lợn để nuôi thịt nên chọn những lợn con khỏe mạnh; không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng hào. Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4 chân khỏe).
Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá; tỷ lệ nạc cao hơn lợn nội thuần. Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao. Lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt. Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace và giống lợn Yorkshire. Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 – 2% so với nuôi lợn thuần chủng.
2 giai đoạn nuôi heo thịt đạt năng suất
- Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi, heo có trọng lượng trung bình từ 23 – 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18 % protein thô ( safeed- 100); giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal
- Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi, heo có trọng lượng từ 61 – 105 kg; khẩu phần ăn của heo có từ 14 – 16 % protein thô và 3000 – 3100 kcal
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao.
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài.
Nguyên tắc phân lô, phân đàn
Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.
- Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độ đồng đều cao).
- Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể (xem ở phần quản lý đàn).
- Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con; từ 35 – 100 kg có 0,8 m2/con.
Tiêu chuẩn cho ăn, uống
- Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần.
- Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau.
- Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.
- Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần.
- Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất.
- Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1.
- Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.
- Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột.
- Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.
- Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào.
Vệ sinh chuồng nuôi
Do heo ăn các loại thức ăn ngũ cốc và thức ăn có nguồn gốc từ động vật là chính. Nên chất thải của chúng có mùi hôi thúi hơn tất cả các giống vật nuôi khác. Vì vậy, hễ nói đến chuồng trại nuôi heo là ai cũng liên tưởng đến một nơi hết sức ô uế và rất ngại khi phải đến gần. Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.
Phương pháp phòng bệnh cho heo
Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 – 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường. Riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ; sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày. Heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt.