Nếu bạn là một người chăn nuôi và đặc biết là chăn nuôi gà thì có lẽ bạn sẽ không thể nào quên được khoảng thời gian mà gà chết hàng loạt, dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Khoảng thời gian đó, có rất nhiều chủ trang trại đã đổ nợ, phá sản vì dịch cúm gia cầm. Kể từ đó, dịch bệnh này đã trở thành nổi ám ảnh của nhiều chủ trang trại vì thiệt hại to lớn mà nó đem lại. Và cho đến nay, vẫn chưa có bất kì một loại thuốc đặc trị nào cho loại bệnh này. Không những thế, mới đây ở nước ta lại phát hiện một một chủng cúm gia cầm A/H5N8 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh cúm ở gà vô cùng nguy hiểm này.
Mục Lục
Lịch sử bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm xuất hiện đã từ rất lâu:
– Năm 412 TCN, Hyppocrates có mô tả về bệnh cúm.
– Năm 1680 một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã xảy ra 31 vụ đại dịch cúm.
– AI được Perroncito (Italy) mô tả lần đầu tiên vào năm 1878 với tên lúc đầu là dịch tả gà. Đến năm 1901, Centanni và Savonuzzi đã xác định được căn nguyên siêu nhỏ gây bệnh, nhưng mãi tới năm 1955 virus gây bệnh mới được xác định là virus cúm tupe A (H7N1 và H7N7).
– Năm 1959, chủng virus H5N1 được phát hiện đầu tiên trên gà tại Scotland.
– Tại Việt Nam:
+ Từ 12/2003 – 30/03/2004: Dịch nổ ra tại 57 trên 64 tỉnh thành, tiêu hủy 43,9 triệu con, 3 người tử vong.
+ Từ 04/2004 – 12/2007: Dịch tiếp tục xuất hiện, 6 triệu gia cầm đã bị tiêu hủy.
+ Từ năm 2008 đến năm 2011, dịch tiếp tục xảy ra lẻ tẻ.
+ Từ năm 2014 đến nay xuất hiện nhiều ổ dịch, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Nguyên nhân gây bệnh
– Do vi rút cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với đặc tính biến chủng liên tục, đến nay đã có những nhánh gây bệnh chủ yếu: Clade 1.1, Clade 2.3.2.1 A, Clade 2.3.2.1 B, Clade 2.3.2.1 C.
– Tất cả gia cầm các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh song phổ biến nhất là ở gà từ 4 – 8 tuần tuổi, vịt và ngan là nguồn mang trùng. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát vào mùa đông, xuân.
Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm
Gà chết đột ngột, tỷ lệ tử vong cao có khi đến 100% trong vài ngày. Có các biểu hiện đường hô hấp như ho, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang, chảy nhiều nước mắt, sưng đầu phù mặt. Dưới da xuất huyết, tím tái đặc biệt ở mào, những chỗ da không có lông, yếm thịt dưới da cổ gà. Gà đứng tụm vào nhau lông xù, gà mái giảm đẻ. Gà ỉa chảy, rối loạn thần kinh.
Gà bệnh có thể xuất hiện ít hoặc kết hợp nhiều biểu hiện lâm sàng nêu trên. Trong một số trường hợp, bệnh bùng phát nhanh, trước khi gia cầm bị chết không có biểu hiện lâm sàng
Bệnh tích của bệnh
– Các cơ quan nội tạng gà bị tụ huyết, xuất huyết tràn lan ở gan, thận, tim, lách, phổi.
– Đường tiêu hoá dạ dày tuyến, ruột, hậu môn bị xuất huyết nặng.
– Đường hô hấp thanh quản, khí quản, phổi xuất huyết, tụ máu.
– Gia cầm bị phù đầu tím tái dưới da, viêm tụ huyết, xuất huyết ở yếm, mào, và chân.
– Cơ đùi, cơ lườn và lồng ngực gà bị xuất huyết. Cơ tim bị xuất huyết, hoại tử.
Biện pháp phòng, điều trị bệnh
Bệnh cúm gia cầm là bệnh do vi rút gây ra. Bệnh không có thuốc điều trị. Vì vậy thực hiện các biện pháp phòng bệnh là chính.
– Gia cầm phải được nuôi nhốt tập trung và phải có bồn khử trùng cho các phương tiện vận chuyển và các thiết bị, vật dụng khác.
– Tránh tiếp xúc với mầm bệnh kể cả trực tiếp và gián tiếp. Thực hiện chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, làm tốt các biện pháp vệ sinh thú y.
– Tiêm phòng vắc xin: Sử dụng vắc xin vô hoạt nhũ dầu.