Dễ nhận ra rằng cá chình chính là loài thủy sản có giá trị được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay. Chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một vài năm trở lại đây, mô hình nuôi cá chình đang dần phổ biến ở các tỉnh miền Tây. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc chăm sóc đối tượng này, hãy cùng tham khảo một số biện pháp hữu hiệu để phòng một số bệnh cho lươn trong ao đất. Bởi hiện nay, mùa mưa là giai đoạn dễ phát sinh nhiều dịch bệnh nên trong quá trình nuôi cần lưu ý các bệnh thường gặp và các biện pháp phòng trừ.
Mục Lục
Một số bệnh thường gặp ở cá chình
Thông tin về bệnh trùng mỏ neo
Trong quá trình nuôi, cá chình thường gặp phải nhiều bệnh do ký sinh trùng gây ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Hướng dẫn các biện pháp phòng trị bệnh các bệnh do trùng mỏ neo, rận cá, sán lá đơn chủ, nấm thủy mi… gây bệnh trên cá chình.
Tác nhân: Trùng có tên là Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8 – 16mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.
Dấu hiệu nhận biết: Cá nhiễm bệnh giảm ăn, trùng thường ký sinh ở da, mang, vây… Xung quan các chỗ bám viêm và xuất huyết là điều kiện tốt cho các mầm bệnh khác xâm nhập và phát triển.
Trị bệnh: Dùng lá xoan với liều lượng 0,6 kg lá/kg cá bó thành từng bó để dưới đáy. Người nuôi cũng có thể sử dụng Hadaclean A trộn vào thức ăn, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Thực hiện liên tục trong 5- 7 ngày.
Thông tin về bệnh rận cá
Tác nhân: Do một số trùng thuộc giống Argulus màu trắng ngà. Nó có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá. Rất dễ nhận thấy bằng mắt thường.
Dấu hiệu: Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu đồng thời phá hủy da. Nó gây viêm loét tạo điều cho mầm bệnh khác tấn công.
Trị bệnh: Thực hiện các phương pháp tương tự như đối với trùng mỏ neo. Hoặc người nuôi có thể sử dụng thêm thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 10 g/m3, hay đồng sunfat (CuSO4) với liều lượng 5 g/m3.
Thông tin về bệnh sán lá đơn chủ
Tác nhân: Chủ yếu do hai sán lá đơn chủ móc (Dactylopgyrus) và 18 móc (Gỷodactylus) ký sinh trên da, mang, ruột cá.
Dấu hiệu bệnh: cá bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn. Da và mang viêm loét, cá sinh trưởng chậm.
Trị bệnh: Sử dụng một số kháng sinh đặc trị ký sinh trùng như: Hadaclean, Vime – Clean liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, dùng liên tục trong 5-7 ngày.
Thông tin về bệnh nấm thủy mi
Tác nhân: Bệnh do một số loài nấm thuộc các giống: Achlys, Saprolegnia, Leptolegnia…gây ra. Chúng có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Nấm sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau như sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào từ nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước trên khả năng lây lan bệnh rất cao.
Dấu hiệu: Khi nấm mới phát triển mắt thường khó phân biệt. Phần cuối sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợ nấm lơ lửng trong nước. Khi bệnh nặng, trên thân cá xuất hiện những đám bông màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, thân cá gầy đen sẫm. Nấm càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng thêm.
Trị bệnh: Dùng KMnO4 tạt xuống ao liều 5 g/m3 nước. Đồng thời kết hợp trộn kháng sinh Vime – Clean liều lượng 5 g/kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 5 -7 ngày
Phương pháp phòng bệnh tổng hợp
Chọn giống chất lượng tốt
Lựa chọn những cơ sở cung cấp giống uy tín, chất lượng. Cá cần phải đáp ứng một số chỉ tiêu như: nhanh nhẹn, đồng cỡ, nhớt nhiều, không bị xây xát, dị tật, không bị mắc câu… Người nuôi nên chọn cá chình giống từ cỡ nhỡ (cá có hình lá liễu) đến cá giống cỡ 10 con/kg. Đây được xem là giai đoạn có tỷ lệ sống tốt nhất khi ương nuôi.
Vệ sinh ao nuôi
Ao nuôi cần tháo khô nước, dọn sạch cỏ xung quanh bờ và đáy ao. Đắp lại các chỗ bị rò rỉ, san bằng đáy ao nghiêng về cống thoát nước. Dùng vôi bột từ 10 -12 kg/100 m2 rải đều xung quanh bờ và đáy ao để diệt hết địch hại và trung hòa đáy ao.
Vệ sinh cá để hạn chế ký sinh trùng
Cá chình không có vảy nên khi vận chuyển hay bị xây sát và thường có ký sinh trùng bám ngoài da. Vì vậy, cần tiến hành công tác khử trùng một cách nghiêm ngặt. Trước khi thả cá cần tắm trong dung dịch muối ăn 1,5 – 3% (15-30 phút) hoặc dung dịch Trichlorphorum liều lượng 4 mg/l (10-15 phút) để làm lành vết thương và loại bỏ các nguồn bệnh do cá chình mang lại.
Sau khi thả giống phải định kỳ 1 tháng/ lần xử lý nước cho ao bằng các hóa chất. Ví dụ như: Virkon: , kg/1.000 m2 kết hợp vấy men vi sinh để ổn định môi trường. Trong quá trình nuôi, tránh sử dụng thức ăn bị hư hỏng, hôi thối, kém chất lượng. Thường xuyên bổ sung Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá trộn Oxytetracyline để cá tăng cường hấp thu qua đường tiêu hóa.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp về cách phòng bệnh thường gặp ở cá chình. Các bạn lưu lại để hạn chế tối đa đàn cá bị bệnh nhé! Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp cho các bạn.