Công việc chăn nuôi gia cầm không bao giờ là dễ dàng. Người nuôi cần phải chăm sóc chúng từ việc ăn uống cho đến việc giữ gìn môi trường sinh hoạt của chúng. Gà là loại gia cầm thường xuyên và dễ mắc bệnh nhất. Do đó, đối với những ai chăn nuôi gà sẽ có phần cực hơn. Nếu như gà sống trong một khuôn viên không được sạch sẽ hoặc là chế độ ăn không phù hợp sẽ rất dễ mắc phải nhiều căn bệnh. Vì vậy, người chăn nuôi cần lưu ý trong vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng gà mắc bệnh vẫn diễn ra khá phổ biến và các biện pháp điều trị hay phòng bệnh vẫn chưa có nhiều. Nếu gà của bạn lỡ mắc bệnh ORT, thì bạn có thể áp dụng cách điều trị sau đây, nó rất có hiệu quả.
Mục Lục
Bệnh ORT ở gà là gì?
Bệnh ORT, thường gọi là bệnh hắt hơi hay bệnh hen phức hợp ở gà. Do vi khuẩn gram âm gây ra với dấu hiệu như hắt hơi chảy nước mắt nước mũi. Gà mắc bệnh khó thở, thường dướn cổ lên để ngáp, đớp không khí. Tác nhân gây bệnh là Ornithobacterium rhinotracheale. Đây là một vi khuẩn Gram âm, hình que, được gọi với cái tên là ORT.
Do biểu hiện bên ngoài gần giống các bệnh hen trên gà trước đây như CRD, CCRD,… tỷ lệ gà chết khá cao gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Bệnh ORT là một bệnh nhiễm trùng của gà ta và gà tây do vi khuẩn gây ra. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn và các vi khuẩn, virus kế phát, các ảnh hưởng về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như việc can thiệp chữa trị, dùng thuốc có đúng, đủ liều và kịp thời hay không.
Triệu chứng của căn bệnh này
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là gà ho, hắt hơi, khó thở. Hoặc là bị hen khẹc, vảy mỏ, chảy nước mắt, nước mũi. Gà khó thở, rướn cổ lên để thở, ngáp, đớp không khí. Gà sốt cao, mào gà tím tái, giảm ăn, giảm tăng trọng, giảm đẻ (gà đẻ trứng). Bệnh lây lan nhanh, trong thời gian ngắn từ 1 – 3 ngày. Đối với gia cầm non bệnh gây nhiễm trùng, xuất huyết não, xương sọ mềm làm gà con chết đột ngột. Và điều này có thể xảy ra khi nó chưa có biểu hiện triệu chứng ở đường hô hấp trên.
Ở gà trên 12 tuần tuổi ( 3 tháng) bệnh gây viêm phổi cấp tính, gà liệt do bị viêm khớp, viêm xương, viêm tủy thường thấy mủ, dịch tiết nhầy trong khớp xương. Và các khớp xương tỷ lệ chết có thể lên đến 50 – 60%. Bệnh thường ghép với một số bệnh khác như: Niu cát sơn, E.coli, CRD…làm biểu hiện của bệnh càng trầm trọng .
Những bệnh tích xuất hiện sau khi mổ
Niêm mạc thanh khí quản phù nề, viêm, xuất huyết, phủ một lớp màng nhầy đôi khi lấp kín cả phế quản. Đặc biệt phổi viêm, có bã đậu đôi khi tạo kén ở phổi. Túi khí bị viêm, phủ một lớp màn đục, đôi chỗ có bã đậu màu vàng đóng thành cục. Mặt, mắt gà sưng, có một số gà bị mù do viêm tuyến nước mắt. Gà bị sưng gan, xuất huyết.
Ở gia cầm non có biểu hiện xuất huyết não, xương sọ mềm. Gà trên 12 tuần tuổi những con bị liệt mổ khám có dịch nhầy, mủ trong các khớp xương. Từ đó, gà sẽ gầy rộc dần. Khi bệnh kế phát với một số bệnh khác như E. Coli, CRD… Ngoài các biểu hiện trên còn có một số biểu hiện khác như: bề mặt gan có phủ lớp màng đục, viêm thận, sưng, xuất huyết tim.
Một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả
– Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi phải được đảm bảo. Chuồng gà ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè. Nền chuồng gà cần phải luôn khô ráo, tránh gió lùa.
– Dọn vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống đảm bảo sạch sẽ, sát trùng chuồng trại thường xuyên, định kỳ bằng các thuốc sát trùng: Han- Iodin, Benkocid, ViA- Iodine,… hạn chế khí độc chuồng nuôi H2S, NH3, CO2, SO2,… Kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng gà tốt, đảm bảo ổn định chất lượng nguồn thức ăn. Đảm bảo phần nước uống, mật độ nuôi phù hợp theo đúng lứa tuổi, giống gà.
– Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc bổ như: B.comlex, Điện giải , giải độc gan…., thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh cho gà bằng vắc xin theo qui trình chăn nuôi. Khống chế ảnh hưởng của thời tiết như: chắn gió lùa, che mưa. Hay giảm độ nóng vào mùa hè bằng việc xây chuồng 2 mái, có hệ thống phun nước chống nóng lên mái. Vào mùa đông thì bổ sung thêm bóng điện…
– Ngoài ra, có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phòng: CRD poliVitamin hoặc CCRD Năm Thái, Timicocin, Spiramycin, Lincomycin…
Cách chữa trị bệnh ORT ở gà
Một số kháng sinh có hiệu quả cao trong điều trị bệnh ORT: Timicocin, Amoxycillin, Chlortetracycline, Tiamulin, Lincomycin, …Trong quá trình điều trị cần dùng thêm một số thuốc hỗ trợ long đờm, bổ gan, men tiêu hóa sống, vitamin và các chất điện giải… giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Nguyên tắc điều trị : Khi thấy trong đàn gà một số con bị bệnh ORT thì phải chữa ngay cho cả đàn. Ngoài uống cho cả đàn cần phải tiêm trực tiếp cho những con bị nặng. Những loại thuốc dùng để tiêm gồm: Vidan T, T. Enteron, Lincospec, Nigen…tiêm bắp 1ml/5-6 kg gà, tiêm 1 lần/ngày, liệu trình điều trị 5 -7 ngày, kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt.