Giá rau xanh tại nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội gần đây tăng phi mã, có loại còn đắt hơn cả thịt heo chính là nhận xét của người dân khi mua hàng ở chợ hoặc siêu thị trên địa bàn Thủ đô. Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc thời tiết ảnh hưởng đến giá cả nông sản, gây khan hàng cục bộ thường xuyên xảy ra và có thể đoán biết được, đặc biệt với mặt hàng rau củ. Tuy nhiên, nhiều năm Hà Nội vẫn chưa có phương án bổ sung nông sản từ các tỉnh thành khác nên người tiêu dùng thi thoảng lại bị “ngã ngửa” với giá cả có phần tăng đột biến như tình trạng hiện nay.
Mục Lục
Người dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cho biết
Chị Nguyễn Thị Lan, trú tại Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội than thở: “Nhiều ngày nay, giá của rau xanh đang tăng chóng mặt. Mua vài mớ rau củ và ít rau thơm mà tốn cả trăm nghìn, còn tốn hơn cả tiền mua thịt”. Cụ thể, chị Lan đi chợ để cả nhà ăn lẩu nhân dịp 20/10. Với 2 bó rau muống hết 30.000 đồng; 2 bó rau cải hết 20.000 đồng, 1 cây cải thảo 40.000 đồng. Vài quả chanh, ớt cùng ít rau thơm cũng tốn 20.000 đồng.
“Hành mùi lên giá cao quá, trước đây tôi mua 5.000 đồng thì thừa, nhưng giờ mà mua bằng ấy tiền thì được một mớ mùi mỏng dính”, cho Lan cho biết.
Khảo sát giá rau củ tại các chợ ở Hà Nội
Các loại rau xanh siêu đắt
Theo khảo sát, tại chợ Quan Nhân (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) rau muống giá 15.000 đồng/mớ to, cải thảo 25.000 đồng/kg. Đặc biệt, rau thơm siêu đắt: hành, mùi khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg, đắt ngang ngửa. Thậm chí là đắt hơn 1kg thịt lợn mông sấn (60.000 đồng/kg).
Tại chợ Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng) hầu như tất cả các loại rau xanh đều tăng giá. Trong đó có nhiều loại tăng giá gấp đôi như bắp cải, rau muống, cải thảo và đắt nhất là các loại rau thơm. Bà Hoa, tiểu thương bán rau tại chợ này bộc bạch: “Hầu như tất cả các loại rau xanh đều tăng giá. Cao đến mức chúng tôi chả muốn đi buôn nữa”. Bà cho biết, bắp cải giá nhập vào tại chợ đầu mối đã là 14.000 – 15.000 đồng/kg. Đắt gấp đôi so với bình thường. Rau muống cũng tăng giá gần gấp đôi. Cách đây 1 tuần, bà bán 7.000 – 8.000 đồng/mớ to thì nay bán 14.000 – 15.000 đồng/mớ.
Một tiểu thương tại chợ Đông Tác (phường Trung Tự, quận Đống Đa) cho biết; hầu như các loại rau đều tăng giá gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Trong đó rau thơm như hành, mùi là tăng cao nhất. “Nếu như trước đây, ra chợ mua 3.000 hành là thoải mái dùng cho 1 bữa. Thì hiện tại mua 5.000 hành sẽ không đủ một bữa”, chị cho biết.
Các loại củ dường như không đổi
Tuy nhiên, vẫn có nhiều mặt hàng giá không đổi như quả su su, các loại khoai và bí đỏ. Các mặt hàng tăng giá chủ yếu là những loại rau tươi (thường bán hết trong ngày). Nhiều chủ trang trại rau sạch lân cận Hà Nội đều cho biết, mưa bão kéo dài đã gây ngập úng. Khiến các loại rau xanh thối rữa, không có hàng để bán ra thị trường.
Ông Vũ Anh Liên, chủ trang trại rau sạch Vân Nội (Xóm Đầm, Vân Nội, Đông Anh) cho biết: “Mưa nhiều ngày khiến diện tích đất trồng rau xanh của chúng tôi ngập toàn bộ. Rau bị thối rất nhiều, bắt buộc chúng tôi phải tăng giá số rau còn lại để thu hồi vốn. Với mức tăng giá khoảng từ 50 – 100%”. Trong khi đó, đại diện một chuỗi thực phẩm sạch tại Hà Nội cho hay; nguồn cung rau xanh hiện tại khá han hiếm. Chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thị trường.
Giá của rau củ ở miền Nam
Khác với Hà Nội, giá của rau xanh ở TP.HCM, Bình Dương lại đang hạ “nhiệt”. So với hồi đỉnh dịch nhưng không đáng kể. Theo khảo sát của các nhà báo thì chiều 19/10 tại chợ Vĩnh Phú (TP Thuận An, Bình Dương), rau cải ngọt giá 25.000 đồng/kg cà chua giá 26.000 đồng/kg, bí đỏ giá 20.000 đồng/kg… Chị Thanh Thảo, tiểu thương chợ Vĩnh Phú cho biết: “Hiện tại giá của rau củ có giảm, nhưng giảm nhẹ khoảng 3.000 – 5.000 đồng/kg so với hồi tháng 8, tháng 9. Nhưng nếu so với trước dịch thì giá này vẫn còn cao”.
Ở các siêu thị lớn, giá của rau củ được ghi nhận cao hơn chợ truyền thống. Tại siêu thị Lotte Mart Cộng Hoà (quận Tân Bình, TP.HCM), rau cải ngọt, cải bẹ có giá 33.000 đồng/kg; rau muống giá 31.000 đồng/kg; cà chua giá 28.000 đồng/kg…
Chị Nguyễn Ngọc Diễm, chủ nông trại rau củ tại TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, tình hình dịch COVID-19 vẫn chưa thực sự ổn định. Việc lưu thông hàng hoá còn gặp khó khăn, đây cũng chính là nguyên nhân; khiến giá rau củ vẫn cao hơn sơ với trước dịch. “Trước dịch thì đi lại còn dễ dàng, nay các thương lái phải tốn thêm nhiều chi phí mới xuất hàng được. Vì vậy họ nâng giá khi đến các chợ cũng là điều dễ hiểu”, chị Diễm nói.