Mọi người cũng đã biết, trong chăn nuôi gà nếu cảm thấy bất cứ dấu hiệu bất thường của gà như bị bệnh, mắt bị hõm sau,… Thì đây chính là gà đã bị mắc chứng bệnh đầu đen. Bệnh này có thể gây nên tỷ lệ tỷ vong khá cao và ảnh hưởng đến năng suất trong chăn nuôi. Bệnh xảy ra ở chủ yếu đàn gà thả vườn. Vậy làm thế nào để điều trị ngăn chặn bệnh đầu đen một cách hiệu quả nhất. Hiểu được vấn đề này, ngay tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn những nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đầu đen một cách nhanh chóng khỏi bệnh nhất.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh đầu đen ở gà
Trong chăn nuôi thả hoặc bán chăn thả thì rất dễ bị nhiễm bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan gây nên các bệnh. Bệnh thường xảy ra ở gà trên 2 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi. Bệnh dễ lây truyền qua đường tiêu hóa, thức ăn, nước uống, đặc biệt khi sức đề kháng của gà giảm xuống. Ngoài ra, vấn đề nước thải cũng phát sinh mầm bệnh có trong trứng giun kim hoặc phân gà chứa mầm bệnh được giun đất ăn, do đó mầm bệnh tồn tại rất lâu trong môi trường vì vậy rất khó xử lý triệt để.
Triệu chứng và bệnh tích bệnh đầu đen ở gà
Gà mắc bệnh đầu đen được chia làm hai thể: thể mãn tính và thể cấp tính. Thể cấp tính tỷ lệ chết cao ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả chăn nuôi.
- Thể mãn tính ở gà bị đầu đen: Gà bị bệnh, mắt lõm sâu, quầng mắt xanh tím và lan lên đầu. Gà giảm trọng, tỷ lệ chết không cao tuy nhiên vẫn tác động lớn tới năng suất chăn nuôi.
- Thể cấp tính bệnh đầu đen ở gà: Bệnh xảy ra đột ngột, gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông. Gà sốt cao, không có biểu hiện điển hình. Chết nhanh sau 1-2 ngày, tỷ lệ chết cao hơn 80% nếu không điều trị kịp thời.
Biểu hiện bệnh khi mổ khám
Bệnh tích của bệnh đầu đen biểu hiện chủ yếu ở gan và ruột thừa. Cũng là biểu hiện đặc trưng, là bệnh tích điển hình của bệnh giúp chẩn đoán chính xác. Và chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác (cầu trùng, Marek, Leuco, Lao hạch….). Bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen có thể biểu hiện rõ ràng ở cả gan và ruột thừa cùng lúc. Có trường hợp chỉ biểu hiện ở gan hoặc ở ruột thừa. Trong đa số các trường hợp gà mắc bệnh đầu đen, bệnh tích ở ruột thừa (manh tràng). Chính là biểu hiện đặc trưng luôn đi kèm và dễ dàng nhận biết nhất.
- Bệnh tích ở gan: Đặc trưng nhất là gan sưng to hơn bình thường. Và xuất hiện những vết hoại tử hình hoa cúc với bề mặt hoại tử hơi lõm khắp bề mặt gan, (ý kiến cá nhân: thực ra thì rất khó để hình dung ra vết hoại tử hình hoa cúc là như thế nào, nên tôi hay gọi nó là vết hoại tử loang lổ). Phần chẩn đoán phân biệt sẽ nói rõ hơn làm sao để phân biệt vết hoại tử gan trong bệnh đầu đen với vết hoại tử gan trong các bệnh khác.
- Bệnh tích ở manh tràng: tình trạng đặc trưng nhất là ruột thừa sưng to, thành ruột thừa tăng sinh dày, chất chứa bên trong ruột thừa trở thành dạng cứng chắc tạo khối dạng như canxi hóa lấp đầy bên trong, khi mổ khám sẽ dễ dàng phát hiện 2 manh tràng rắn lại, chất chứa bên trong rắn có màu trắng, cũng từ đây mà bệnh có thêm một tên gọi nữa – Bệnh kén ruột, nhiều trường hợp có thể phát hiện thấy giun kim nhỏ.
Cách điều trị bệnh đầu đen ở gà hiệu quả nhất
Để điều trị cho đàn gà thì trước mắt bà con có thể tiêm cho gà bằng thuốc chứa Doxycyclin. Hoặc trộn vào thức ăn, nước uống cho gà bằng các thuốc chứa Sulfamonomethoxine hoặc Doxycyclin. Ngoài ra, bà con có thể kết hợp bổ sung thuốc bổ gan, vitamin; men tiêu hóa, thuốc trợ sức, trợ lực cho gà. Trong chuồng trại thì cần vệ sinh phun khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Cách phòng bệnh tốt nhất là bà con nên phân chia rõ ràng các khu chuồng trại. Thích hợp với độ tuổi của gà, tránh phát sinh dịch bệnh lây lan. Định kỳ vệ sinh, phun khử trùng chuồng nuôi, sân chơi, vườn thả gà; rắc vôi bột ở khu vực nuôi để diệt mầm bệnh. Hạn chế thả gà ra vườn khi trời mới mưa. Định kỳ tẩy giun cho gà và dọn sạch phân sau khi tẩy. Bà con cũng có thể dùng đến chế phẩm sinh học đệm lót balasa N01. Để hỗ trợ xử lý ô nhiễm chuồng trại, phòng dịch bệnh tốt nhất.