Tôm sú – một trong những thực phẩm không hề xa lạ với người tiêu dùng. Tôm sú xuất hiện ở nhiều bờ biển trên thế giới như biển Nhật Bản, Địa Trung Hải,… Hiện nay tôm sú được nhiều nông dân Việt Nam nuôi và đang mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ tôm sú rất nhiều hộ gia đình đã dần dần từng bước cải thiện đời sống. Trong quá trình nuôi tôm sú đôi khi ao nuôi tôm sẽ mắc một số bệnh. Những bệnh này sẽ khiến cho đàn tôm chậm ăn, phát triển kém đôi khi dẫn đến tình trạng chết hàng loạt. Để hạn chế tình trạng này, người nuôi cần thường xuyên tiến hành các biện pháp phòng bệnh. Nếu phát hiện cá thể tôm mắc bệnh cần tiến hành điều trị và tách riêng ra khỏi ao nuôi.
Mục Lục
Bệnh trên tôm sú thường khá khó phát hiện
Các loại bệnh của tôm sú được chia ra thành nhiều mức độ khác nhau. Mỗi một mức độ lại có những cách điều trị khác nhau. Bên cạnh đó các bệnh trên tôm sú thường khá khó phát hiện gây ra những khó khăn cho bà con mới chăn nuôi. Chúng ta thường phát hiện khi bệnh đã có những chuyển biến xấu, nên việc điều trị khá khó khăn.
Không giống như các loài vật nuôi trên cạn, việc chuẩn đoán chính xác và chữa trị khi tôm sú mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi bà con phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Mặt khác, không phải lúc nào việc điều trị cho tôm cũng thành công như mong muốn, đó là chưa nói đến việc ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển của tôm nuôi.
Chính vì vậy, trong nuôi tôm sú thương phẩm nói riêng thì việc phòng bệnh là vô cùng cần thiết và quan trọng, còn việc trị bệnh chỉ là nhằm cứu vãn tình hình mà thôi.
Một số cách phòng bệnh cho tôm sú
Phòng bệnh cho tôm tức là việc áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng tránh, nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi, hạn chế đưa mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào hệ thống ao nuôi, đồng thời ngăn chặn sự phát triển và lây lan của mầm bệnh trong ao nuôi.
Một số biện pháp phòng bệnh cho tôm sú thường thấy gồm:
– Mua tôm giống ở những trại nuôi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, không dị tật,…
– Cải tạo ao nuôi thật tốt;
– Mật độ nuôi hợp lý, thả giống đúng kỹ thuật;
– Cung cấp thức ăn đầy đủ, không dư thừa để tránh tình trạng thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao. Đảm bảo chất lượng ao nuôi, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu ô nhiễm để xử lý kịp thời;
– Thường xuyên bổ sung các khoáng chất, men vi sinh và các loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Bên cạnh đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là khá quan trọng trong việc giúp xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, các thành phần ô nhiễm, khí độc,… trong ao nuôi
Bật mí một số cách điều trị bệnh trên tôm sú
Khi tôm sú mắc bệnh, cần được phát hiện kịp thời để có giải pháp xử lý hợp lý. Do vậy, việc xác định được nguyên nhân gây bệnh là điều tương đối quan trọng. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh và cách trị:
Tôm sú mắc bệnh do virus
Có rất nhiều loại bệnh do virus gây ra, nhưng thường gặp hiện nay. Đây là bệnh thân đỏ đốm trắng (SEMBV) thường xảy ra ở giai đoạn tôm được 40-50 ngày tuổi.
Tôm mắc bệnh do virus thường có dấu hiệu bỏ ăn, bơi lờ đờ, thân tôm xuất hiện các đốm trắng nhỏ liti tập trung nhiều ở phần đầu ngực và các đốt bụng, màu sắc tôm biến đổi từ màu hồng sang màu đỏ nâu,… Sau khi nhiễm bệnh từ 5-7 ngày tôm sẽ có hiện tượng chết rải rác hoặc đồng loạt.
Cách điều trị: Bà con cần lưu ý đối với tôm mắc bệnh do virus, không có biện pháp xử lý nào hiệu quả. Do vậy, nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất. Sau đó dùng Chlorine hay Formalin liều cao để xử lý nước ao nuôi tôm trước khi tháo nước ra ngoài.
Mắc bệnh do vi khuẩn
Vi khuẩn là tác nhân chính gây ra bệnh cho tôm nuôi. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm mà vi khuẩn sẽ gây ra một số bệnh như:
– Bệnh đứt râu, cụt đuôi, phụ bộ bị gãy đứt;
– Bệnh phát sáng;
– Bệnh đốm đen, đốm nâu ở mang và phụ bộ;
– Bệnh vi khuẩn dạng sợi;
– Bệnh hoại tử như teo nhỏ, chảy rữa gan tụy
Cách điều trị: Để điều trị bệnh cho tôm, trước tiên bà con cần cải thiện chất lượng nước bằng cách thay nước sạch, dùng vôi sống CaCO3 để lắng tụ chất bẩn hữu cơ, tăng cường sục khí, bổ sung vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm để làm sạch nước. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho tôm nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng. Có thể dùng một số kháng sinh như: Furacin, Oxytetracylin, BKC,… kết hợp mở quạt nước hoặc sục khí.
Bệnh do nguyên sinh động vật gây nên
Phổ biến nhất là bệnh đóng rong, thường xảy ra khi tôm yếu cùng với sự phát triển của sinh vật và các chất bẩn trong ao bám lên tôm. Bà con nên tiến hành vệ sinh ao định kỳ để hạn chế mầm bệnh. Khi phát hiện thấy tôm có dấu hiệu của bệnh cần tiến hành tách riêng. Qua đó làm hạ chế nguy cơ mắc bệnh cho cả đàn.
Tôm sú mắc bệnh do môi trường
Tôm mắc bệnh do môi trường phổ biến nhất là: bệnh đen mang và bệnh tôm mềm vỏ. Trong đó:
– Đối với bệnh đen mang: Bà con có thể sử dụng Clener 80 phun trực tiếp xuống ao với liều lượng thích hợp vào lúc 8-9g sáng kết hợp với việc thay nước. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn hàng ngày của tôm, tránh hiện tượng tảo tàn xảy ra trong ao.
– Đối với bệnh mềm vỏ: Bà con cần quan tâm đến các vần đề dinh dưỡng của tôm, đặc biệt là các khoáng chất và Vitamin. Đồng thời tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định độ pH,… kết hợp bón vôi CaCO3 vào buổi chiều tối.
Trên đây là một số cách phòng và trị bệnh trên tôm sú thương phẩm phổ biến nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!