Sáng 26/10, sau khi bán được đàn lợn 30 con với giá 52.000 đồng/kg lợn hơi xuất chuồng, ông Nguyễn Quốc Toản – chủ trang trại lợn ở Khoái Châu (Hưng Yên) thở phào nhẹ nhõm vì thoát được cảnh thua lỗ tiền tỷ. Ông tâm sự, cách đây một tuần, giá lợn hơi giảm thê thảm, loại lợn quá lứa còn giảm xuống dưới 30.000 đồng/kg, bán chắc chắn lỗ to. Thời điểm ấy, ông mất ăn mất ngủ bởi lứa lợn 80 con trong chuồng nhà mình đã đạt trọng lượng trung bình 120 kg/con, với giá đó thì chỉ có khóc ròng. Tuy nhiên ông đã bán được đàn lợn của mình với mức giá tốt sau khi giá lợn hơi vụt tăng mạnh sau dịch.
Mục Lục
Kinh tế đảo chiều, giá heo hơi tăng vụt
“Thương lái hỏi mua nhưng giá rẻ quá, bán thì lỗ gần tỷ bạc. Tôi tiếc nên giữ lại, cố chờ giá nhích lên thêm chút để bớt lỗ”, ông nói. Vậy mà ông Toản không thể ngờ, những ngày này giá lợn hơi tăng mạnh, lên 52.000 đồng/kg.
Với cú đảo chiều ngoạn mục này, theo ông Toản, những trang trại chăn nuôi tự chủ được con giống như trại nhà mình đã hoà vốn. Còn những hộ nuôi phải mua con giống với giá 2,5 triệu đồng/con (thời điểm cách đây 4-5 tháng) thì vẫn lỗ. Song cũng đỡ hơn là phải bán lợn với giá chạm đáy như đợt vừa qua.
Ông Hoàng Văn Chung, chủ trang trại lợn quy mô 1.600 con ở Phú Lương (Sơn Dương, Tuyên Quang) cũng thông báo, sáng nay thương lái hỏi mua lợn hơi với giá dao động 51.000-52.000 đồng/kg.
Giá lợn tăng phi mã
Khoảng 3 ngày nay giá lợn tăng phi mã, mỗi ngày tăng thêm 4.000-5.000 đồng/kg. So với thời điểm cách đây 1 tuần, giá lợn hơi tăng thêm 20.000 đồng/kg. Tức từ đáy 30.000 đồng/kg lên mức 52.000 đồng/kg, ông cho hay.
“Giá này thì bắt đầu hoà gốc rồi. Nhưng trang trại nhà tôi phải chờ đến đầu tháng 11 mới có lợn xuất chuồng. Dịp vừa rồi tôi phải xuất lợn bán với giá chạm đáy, thua lỗ nặng”, ông chia sẻ.
Ghi nhận tại thị trường, giá lợn hơi đang theo xu thế tăng cao những ngày gần đây. Giá tăng mạnh nhất tại các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc. Một tuần trước, đây là khu vực có mức giá lợn hơi thấp nhất cả nước. Chỉ khoảng 30.000-35.000 đồng/kg, nay tăng lên 47.000-52.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung và miền Nam, giá mặt hàng này cũng tăng lên 45.000-47.000 đồng/kg.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, cho biết, sau một vài tuần giảm mạnh. Hiện giá lợn hơi đã tăng trở lại và dự báo sẽ còn tăng. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), do giá bán thấp. Lượng tiêu thụ giảm người chăn nuôi phải nuôi giữ trong chuồng. Đàn lợn quá lứa còn ứ đọng lại chưa xuất bán khoảng 30% (tương đương khoảng 1,5 triệu con). Song, thời điểm hiện tại, giá lợn hơi đã tiệm cận mức 50.000 đồng/kg và dự báo sẽ còn tăng.
Nguyên nhân tăng giá thịt heo
Trước đó, chia sẻ về giá thịt lợn hơi giảm sâu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nói người chăn nuôi cần bình tĩnh. Đừng vội hoảng hốt rồi bán tháo bằng mọi giá. Bởi, nếu bán tháo thì giá lợn sẽ càng giảm sâu hơn.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, giá lợn giảm vừa qua là do quy luật cung – cầu và thị trường. Do thời gian giãn cách kéo dài đã dẫn đến nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Và người chăn nuôi lợn không tiêu thụ được lợn. Theo ông, khi kích hoạt chợ truyền thống, bếp ăn tập thể, nhà hàng hoạt động trở lại thấy rõ một điều là mở ra nhu cầu tiêu thụ thịt lợn rất lớn. Giá lợn hiện nay đã tăng trở lại.
Tại sao giá lợn hơi giảm trong thời gian dài?
Phó cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết; do ảnh hưởng dịch COVID-19, năm 2020 Việt Nam nhập khẩu 559.000 tấn thịt các loại. Trong đó có 225.000 tấn thịt heo. 8 tháng đầu năm 2021, nhập 214.000 tấn thịt các loại, với 112.000 tấn thịt heo. Một số thông tin 8 tháng đầu năm nhập 256.000 tấn thịt heo là không chính xác.
Ông Long cũng khẳng định bộ không cấp hạn ngạch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật mà toàn bộ theo cơ chế thị trường. Bảo đảm tuân thủ quy định của Việt Nam, thông lệ quốc tế và quy định của OIE.
Hơn nữa, với tỉ lệ nhập khẩu thịt heo 8 tháng đầu năm chỉ chiếm 3,6% sản lượng thịt heo trong nước. Do đó, việc nhập khẩu thịt heo không ảnh hưởng đến việc giá thịt heo giảm mạnh thời gian qua. Lý do chính giá thịt heo giảm sâu thời gian qua là do dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nhiều tỉnh trong thời gian dài. Khiến lượng tiêu thụ giảm mạnh.