Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành chăn nuôi yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao và đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học, các phương pháp nuôi trồng cũng ngày một đa dạng và mang lại hiệu quả cao hơn. Nhờ đó sản lượng cũng tăng vượt bậc cho người chăn nuôi thu nhập tốt hơn. Dù vậy, đối với từng vùng nước, tuỳ thuộc theo khí hậu và cách chăn nuôi mà kết quả mang lại cũng bị ảnh hưởng. Để mang lại hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa rủi ro, cùng tham khảo ngay 4 phương pháp nuôi trồng thuỷ sản cho từng hình thức và quy mô dưới đây nhé!
Mục Lục
Phương pháp nuôi trồng thủy sản trong ao
Đây là hình thức phổ biến nhất và xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam. Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả cá, sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC. Hình thức này được giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi. Người dân có thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh.
Một vài lưu ý khi áp dụng hình thức nuôi trong ao:
– Để vật nuôi sống phát triển tốt thì phải lựa chọn phụ thuộc vào loại nước. Đa phần nuôi trong ao sẽ là những loài cá nước lợ.
– Ao để nuôi trồng thông thường có diện tích từ 100m2, sâu từ 1 – 1,5m. Mực nước trong ao luôn phải đảm bảo từ 0,4 – 0,5m và đặc biệt thông thoáng. Gần nguồn nước sạch để đảm bảo môi trường chăn nuôi tốt.
– Trước khi thả cá, phải cải tạo lại ao nuôi bằng cách tháo cạn nước. Đồng thời dọn sạch cỏ và tu sửa lại bờ ao. Có thể sử dụng vôi và phân chuồng ủ xanh để bón cho ao, vớt hết các bãi phân xanh. Sau đó cấp nước từ từ lại ao.
– Luôn đảm bảo được mức nước ổn định trong ao nuôi. Kiểm tra bờ ao và cống rãnh thường xuyên để kịp phát hiện hư hỏng. Mùa mưa phải chuẩn bị cọc và đăng màn để cá không bị trôi ra khỏi ao.
– Kiểm tra lại màu nước trong ao để sử dụng phân bón và thức ăn chăn nuôi hợp lý.
Phương thức nuôi trong lồng bè
Phương thức này thường được sử dụng ở các mặt nước lớn ở đảo, vịnh hay ven bờ. Đây là hình thức nuôi khá phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau (ngọt và lợ, mặn). Hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các dòng sông hoặc trên các vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu từ 3 m trở lên. Đây là hình thức được phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Người dân tận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản. Nó mang lại hiệu quả rất tốt. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Phương pháp nuôi chắn sáo, đăng quầng
Là hình thức nuôi có giới hạn bằng các chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn. Tuy nhiên, độ sâu có giới hạn nhất định từ 4 – 6 m. Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền. Mục đích để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi từ quảng canh đến thâm canh. Dù vậy, trong thực tế nó chủ yếu áp dụng cho nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độ sâu từ 4 – 6 m hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu từ 2 đến 3m.
Phương pháp nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao
Đây là hình thức áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh hay quảng canh cải tiến. Qua phương pháp này, người dân có thể nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và cả rong biển. Hình thức nuôi hỗn hợp thuỷ sản này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường và an toàn dịch bệnh hơn. Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi hỗn hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến.