Đệm lót sinh học chăn nuôi heo là giải pháp chăn nuôi không mùi hôi giúp bảo vệ môi trường hiệu quả nhất hiện nay. Mô hình chăn nuôi heo mới này cũng đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo. Tuy nhiên việc áp dụng và nhân rộng còn khá chậm vì nhiều lý do, phần lớn nông dân chuộng chăn nuôi theo quy trình ao – chuồng vì tiết kiệm chi phí. Đệm lót sinh học chăn nuôi heo đang được coi là một trong những giải pháp tiên tiến mang đến rất nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách xây dựng giải pháp này. Chính vì vậy mà chúng tôi cho ra bài viết này với mục đích muốn giới thiệu tới bà con cách làm mô hình đệm lót sinh học hiệu quả.
Mục Lục
Mô hình đệm lót sinh học là gì?
Thực chất đệm lót sinh học chăn nuôi heo là một hỗn hợp sinh học bao gồm rất nhiều chất hữu cơ. Cụ thể như trấu, mùn cưa, mụn dừa, lõi ngô nghiền,… Thêm vào đó là sử dụng thêm một loại men vi sinh. Thường thì hỗn hợp này khi trộn lẫn vào với nhau sẽ tạo nên một hỗn hợp khá tốt để lót chuồng.
Mục đích của lớp đệm lót này đó là giúp phân hủy các chất thải. Cụ thể là phân có trong chuồng trại khi chăn nuôi. Đặc tính chủ yếu là dựa vào các hoạt tính có trong men vi sinh để phân hủy. Tuy nhiên hỗn hợp mà lớp đệm lót này sử dụng cũng phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật hết sức khắt khe. Cụ thể như phải có tính sơ cao, trơ cứng không dễ bị mềm. Ngoài ra thì các loại đệm lót này phải không độc hại, không có chất kích thích và có hàm lượng dinh dưỡng nhất định.
Xây dựng mô hình đệm lót sinh học
Cách xây chuồng theo mô hình này cũng không khó lắm. Tuy nhiên phải theo quy trình hướng dẫn như trấu, mạc cưa và cách ủ men sao cho phù hợp. Với tổng chi phí xây dựng mô hình khoảng 35 triệu đồng/60m2. Mô hình chăn nuôi heo và gia cầm sử dụng phế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa, rơm,… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi đang được bà con nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng rộng rãi. Đây là phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học (ĐLSH) với nhiều yếu tố thuận lợi. Để người chăn nuôi giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ưu điểm của mô hình
Lợi ích nổi bật của mô hình là hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, rất ít mùi hôi. Hạn chế công lao động vì không cần phải quyét dọn chuồng trại và tắm heo. Do đó, đàn heo ít nhiễm bệnh và mau lớn hơn so với cách nuôi trước đây. Qua thời gian nuôi 2 tháng, đàn heo phát triển nhanh, đến thời điểm này thì trung bình 50 – 60kg/con. Chất thải vật nuôi phần lớn hiện đang được xử lý thông qua biện pháp ủ làm phân, hầm biogas, ao sinh học,…
Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống này chưa thể giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo đánh giá của thạc sĩ Lê Chí Cường, cán bộ Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, việc áp dụng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên nền ĐLSH có tác dụng giảm mùi hôi từ chất thải và hô hấp cũng như tăng cường sức đề kháng của vật nuôi.
Nhược điểm của mô hình
Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học (ĐLSH) cũng đang gặp khó khăn về vấn đề nhiệt. Do đệm lót gây ra trong mùa khô chưa được giải quyết. Sử dụng ĐLSH khó áp dụng vào chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn. Vì mô hình này không thể chăn nuôi với mật độ cao. Mật độ chăn nuôi trong đệm lót chỉ từ 1,5 – 2m2/con heo 60kg. Trong thời gian tới, các nhà khoa học chăn nuôi sẽ nghiên cứu sâu về mặt phát thải, vệ sinh an toàn thực phẩm với sản phẩm thịt nuôi theo quy trình ĐLSH và những tác động của vi sinh vật đến môi trường sống. Để tiến tới nghiên cứu để áp dụng chăn nuôi trên ĐLSH theo quy mô trang trại lớn.
Với những ưu điểm trong xử lý chất thải trong chăn nuôi. Hi vọng trong thời gian tới mô hình nuôi heo an toàn bằng đệm lót sinh học sẽ được nhân rộng trong ngành chăn nuôi. Để góp phần bảo vệ môi trường và phát triển ngành chăn nuôi.