Nhãn là một loại cây khá dễ trồng, dễ sống, có sự phát triển mạnh mẽ mà mang lại năng suất cũng như giá trị kinh tế khá cao nên được rất nhiều hộ dân trồng. Tuy nhiên nếu muốn cây phát triển tốt ngay từ những ngày đầu và cho được năng suất cao như mong muốn thì người trồng cần phải biết được cách chăm sóc cho cây cũng như cách phòng trị bệnh sao cho đúng và hiệu quả nhất. Đây là một điều rất quan trọng kéo dài trong suốt thời gian trồng mà bất cứ người trồng nhãn nào cũng cần phải quan tâm đến. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề phòng trừ và trị các loại sâu bệnh thường gặp trên cây nhãn thì bài viết sau đây chính là “vị cứu tinh” mà bạn đang tìm kiếm.
Mục Lục
Bệnh đốm bồ hóng trên cây nhãn
– Triệu chứng: Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng trên quả. Bệnh dễ phát sinh trong mùa mưa, những nơi có ẩm độ cao. Bệnh đốm bồ hóng này do nấm Phytophthora gây ra.
– Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc Ridomil hoặc Coc85 phun ngừa.
Bệnh cháy lá thường gặp trên cây nhãn
Triệu chứng của bệnh
Bệnh ban đầu là những chấm nhỏ thường xuất hiện ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen. Sau đó, vết bệnh sẽ lan ra rộng hơn ở các khu vực xung quanh. Lúc này, vết bệnh sẽ có hình tròn hoặc góc cạnh. Chúng sẽ tiếp tục lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu. Trên đó sẽ có những đường vân màu nâu xám, nhạt. Hơn nữa, giữa lá và phần xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt.
Đặc biệt, trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và bắt đầu có hiện tượng rụng nhiều. Tác nhân gây bệnh cháy lá là do nấm Pestalotia paraguariensis.
Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá
– Cắt tỉa cành, thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh.
– Tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ. Cây khỏe sẽ hạn chế bệnh tấn công hơn.
– Phun thuốc gốc Mancozeb hoặc PROPINEB để phòng và trị bệnh.
Bệnh đốm mốc xanh và mốc xám trên lá nhãn
– Triệu chứng: Trên lá nhãn thường bị các đốm mốc màu xanh, xám. Những đốm mốc này thường có kích thước từ 1 đến 3mm. Chúng sẽ nhanh chóng phát triển dày đặc trên mặt lá. Bạn sẽ có thể thấy lấm tấm các ổ nấm đen trên lá cây. Các đốm này có thể là do rêu hay địa y gây ra và thường không gây thiệt hại nhiều. Ở vườn nhãn lâu năm còn thấy trên thân cây có những đốm bệnh trắng loang lỗ như những đồng tiền. Tuy bệnh không gây nguy hiểm cho cây nhưng làm cho cây bị suy yếu dần.
– Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc gốc đồng định kỳ để làm sạch lá.
Bệnh phấn trắng trên cây nhãn
– Triệu chứng: Hoa nhãn bị xoắn vặn và khô cháy. Quả non nào bị nhiễm bệnh thì sẽ nhỏ và có màu nâu. Khi bị bệnh thì vỏ quả bị đóng phấn trắng, nhất là ở vùng gần cuống. Quả lớn thường bị thối và chuyển sang màu nâu từ cuống quả. Sau đó phần màu nâu đó sẽ dần chuyển sang màu nâu đen và lan dần ra cả quả.
– Biện pháp phòng trừ: Quét dọn vườn thông thoáng, ánh sáng xuyên qua được tán lá sẽ hạn chế bệnh. Bên cạnh đó cần phun Ridomil hoặc Antracol để phòng trị bệnh.
Bệnh khô cành gây hại lớn cho cây
– Triệu chứng: Bệnh này chủ yếu gây hại trên cành của cây. Vết bệnh ban đầu có hình bầu dục hoặc hình sợi dài, màu nâu. Về sau, vết bệnh sẽ bắt đầu lan rộng ra và có màu nâu đỏ, hơi lõm vào trong vỏ. Trên đó sẽ xuất hiện các hạt nhỏ màu đen, đó là các bào tử. Sau một thời gian vết bệnh tiếp tục lây lan quanh cành, vỏ cây bị nứt ra và khô. Bệnh khô cành này do nấm Phoma sp gây ra.
– Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc gốc đồng, Mancozeb để phun lên cành.
Bệnh thối bông trong mùa hoa nhãn nở
– Triệu chứng: Bệnh thối bông xuất hiện lúc hoa nhãn đãng nở rộ. Khi cây bị mắc bệnh, trên cành hoa sẽ xuất hiện những vết chấm nhỏ bằng đầu kim. Những vết chấm này sẽ có màu nâu đen làm cho hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi. Bệnh phát triển nhiều khi có sương mù hay mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
– Biện pháp phòng trừ: Trồng với mật độ thừa, không trồng cây với mật độ dày. Phun thuốc Ridomil hoặc Antracol vào giai đoạn trước khi hoa nở để phòng bệnh.
Bệnh thối rễ ở cây nhãn
Triệu chứng của bệnh thối rễ
Bệnh này sẽ xuất hiện ở rễ và ở cổ rễ của cây. Lúc mới phát bệnh, trên cổ rễ của cây sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu. Sau đó chúng sẽ chuyển sang màu nâu đen và lan rộng bao quanh phần vỏ cổ rễ. Việc này sẽ khiến cho lớp vỏ bị thổi khô, nứt và bong tróc ra. Do đó nó sẽ làm để trơ phần gỗ bên trong rễ.
Nấm có thể ăn sâu vào thân, làm cho thân cây bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng dán. Nếu cây còn nhỏ thi có thể bị chết khô hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Cây bệnh dễ bị đổ ngã do bộ rễ đã bị hại. Bệnh do nấm Fusarium, hay những nấm đất khác gây ra như Rhizoctonia, Sclerotium.
Cách phòng trừ
Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện những cây sinh trưởng kém. Bệnh cạnh đó cần kiểm tra cổ rễ thường xuyên. Nếu có dấu hiệu bệnh thì dùng thuốc gốc Metnlnxyl hay Ridomyl Gold để tưới gốc.
Bệnh thán thư – Bệnh phổ biến trên cây nhãn
Triệu chứng của bệnh thán thư
Bệnh thường phát sinh và gây hại trên lá, lộc non trên chùm hoa và quả.
– Trên lá: Bệnh gây hại từ mép lá trở vào, lúc đầu vêt bệnh giống như các chấm, đốm nhỏ. Sau đó những chấm nhỏ này sẽ liên kết thành từng mảng lớn. Xung quanh các mảng này sẽ có đường viền nâu sẫm.
– Trên chồi non: Lúc đầu vết bệnh có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Lúc này, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.
– Trên hoa và quả non: Vết bệnh hơi lõm xuống dạng chấm đen. Chúng sẽ làm cho hoa và quả non chuyển sang màu đen và rụng.
Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trừ
– Nguyên nhân: Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra. Bệnh phát sinh mạnh khi thời tiết ấm và ẩm trong tháng 3 và 4. Nếu trời sẽ mưa đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành quả non sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất.
– Biện pháp phòng trừ bệnh: Phun thuốc hoạt chất Propineb.
Bệnh chùn ngọn (Chổi rồng) gây hại lớn cho cây
Triệu chứng của bệnh
Bệnh xuất hiện các triệu chứng trên các lá, chồi non và ngay cả trên hoa. Bệnh này sẽ làm cho chồi lá, hoa không phát triển được và mọc thành chùm. Các lá bị bệnh này sẽ không thể phát triển lớn lên được và chụm lại như bó chổi. Do đó nó còn có tên gọi khác là chổi rồng. Bệnh xuất hiện trên hoa thì làm cho hoa kém phát triển và khả năng đậu quả rất kém. Nếu có đậu quả thì quả cũng sẽ bị kém phát triển.
Cách phòng trừ bệnh chùn ngọn trên cây nhãn
Cây nhãn bị bệnh có thể là do nhện gây ra. Vì vậy đầu tiên, cần cắt tỉa, thu gom và đem đi tiêu huỷ (đốt) những cành, lá, hoa có triệu chứng bệnh. Sau đó, phun thuốc trừ nhện khi cây ra nõn non hoa và ngay sau khi cắt tỉa ỏ mỗi lần thu hoạch bằng các loại thuốc như Confidor, Ortus, Comite,… Nên phun liên tục 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày. Phải xử lý dụng cụ nhân giống, dụng cụ cắt tỉa sau khi thu hoạch, khi chuyển từ cây này sang cây khác để tránh hiện tượng lây lan bệnh do Phytoplasma gây ra.