Bệnh tụ huyết trùng là một trong những bệnh có tần suất xuất hiện cao nhất trên cá tra nuôi. Ở ĐBSCL, bệnh này xuất hiện hầu như quanh năm, hay gặp nhất là lúc chuyển mùa, khi bị sốc do đánh bắt, vận chuyển, ao nuôi có nhiều khí nitrit và amoniac, ôxy hòa tan thấp. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cá tra nuôi. Không chỉ tác động đến quá trình sinh trưởng của cá, bệnh này có thể gây thiệt hại kinh tế lớn nếu để lan rộng ra các ao nuôi cá. Vậy làm sao để nhận biết được bệnh xuất huyết ở trên cá tra? Theo dõi ngay thông tin này để biết cách phòng và điều trị bệnh xuất huyết.
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết trên cá tra
Bệnh xuất huyết (hay còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng máu) do vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra được ghi nhận lần đầu tiên tại Mỹ trên cá hồi (nước ngọt) vào năm 1979, sau đó bệnh xuất hiện tại một số nước Châu Á. Tại Việt Nam, bệnh được ghi nhận trước năm 1993. Hiện nay, bệnh xuất hiện ở hầu khắp các vùng nuôi cá nước ngọt và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Trong quá trình nuôi, các ao nuôi tích tụ mùn bã, bùn, rác và các chất thải khác làm ô nhiễm nguồn nước, tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi; cá thường bị nhiễm bệnh xuất huyết do vi khuẩn, gây thiệt hại rất lớn. Do vậy, cần chú ý các dấu hiệu bệnh lý và tác nhân gây bệnh để phòng và trị bệnh kịp thời, góp phần giảm thiệt hại và phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn như: Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp, E.ictaluri, Clostridium sp,… gây ra.
Triệu chứng của bệnh xuất huyết
– Xuất hiện đốm đỏ trên da và gốc vây, hậu môn xuất huyết.
– Xoang bụng trương to và có nhiều dịch màu vàng, nội tạng xuất huyết.
– Gan, thận, lách xưng to, nhũn gan và có màu đỏ sậm.
– Trường hợp cá bị bệnh ác tính trên điểm đầu có chấm đỏ (lủng sọ), lồi mắt, tốc độ chết nhanh và tỷ lệ hao hụt cao.
* Phân bố:
Bệnh xuất hiện tất cả giai đoạn cá nuôi nhất là lúc nước son đổ về, vào mùa mưa lũ….
Chia sẻ cách phòng bệnh và điều trị
* Phòng bệnh:
– Chọn cá giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh.
– Quản lý môi trường tốt (hút đáy định kỳ, không để nước quá xanh, tránh hiện tượng tảo tàn).
– Bổ sung men tiêu hóa + vitamin C định kỳ 2-3 lần trong tuần để tăng cường miễn dịch, giúp cá hạn chế bệnh.
– Diệt khuẩn định kỳ nguồn nước ao nuôi (7-10 ngày/lần).
– Xổ ký sinh định kỳ 20 ngày/lần đối với cá giống hoặc 30 ngày/lần đối với cá thịt.
* Quy trình điều trị:
– Ngày thứ 1: Cắt mồi, thay nước làm sạch môi trường tạt Yucca cho cá khỏe
– Ngày thứ 2: Diệt khuẩn nguồn nước ao nuôi bằng PV Iodine, Protec…
– Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Trộn kháng sinh cho cá ăn liên lục 2-5 ngày.
– Nếu cá giảm bệnh thì cho ăn + bổ gan + men tiêu hóa cho cá mau phục hồi sức khỏe.
Đến đây các bạn đã biết cách phòng và điều trị bệnh rồi. Đừng quên áp dụng cho ao nuôi nhà mình để hạn chế thiệt hại nhé!