Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, rong câu là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên. Nó đóng vai trò như một hệ thống lọc sinh học cực kỳ quan trọng để cân bằng các yếu tố môi trường khác nhau trong ao nuôi. Bên cạnh đó, tình trạng nước thải từ ao nuôi tôm có thể có tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, việc tìm ra cách để giảm thiểu tác động này là rất cần thiết vì lợi ích của cả người nuôi và các khu vực xung quanh của họ. Với công nghệ phát triển, hiện nay phương pháp lọc sinh học đang là một trong những kỹ thuật phổ biến được quan tâm khi nuôi tôm thẻ chân trắng, hãy tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Nuôi tôm ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
Lượng chất thải sinh ra có liên quan với công nghệ sản xuất thức ăn và hệ thống nuôi tôm. Thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng.. Đây là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm. Trong nước thải cũng có dư lượng các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh. Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho và chất dinh dưỡng khác. Điều đó tạo nên sự siêu dưỡng, làm nở rộ vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất cacbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy hòa tan. Nó cũng làm tăng BOD, COD, H2S, ammonia và hàm lượng CH4 trong lưu vực tự nhiên.
Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm tích tụ trong bùn đáy ao. Đây là nguồn gây nguy hại cho con tôm và cho hoạt động nuôi tôm. Nguyên nhân do lớp bùn này rất độc, thiếu oxy và chứa nhiều chất gây hại. Ví dụ như ammonia, nitrite, H2S. Nó tác động trực tiếp làm tôm luôn bị căng thẳng, kém ăn. Do vậy, mức tăng trưởng của con giống giảm, dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn và chết hàng loạt.
Áp dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm
Sử dụng rong biển như là Phytoremediation. Nó còn được gọi là công nghệ thực vật xử lý môi trường trong các hệ thống nuôi tôm và lợi ích của việc nuôi kết hợp rong đỏ với tôm. Các dữ liệu cho thấy thiệt hại do ô nhiễm môi trường và sự lây lan của dịch bệnh đã dẫn đến thất bại mùa màng. Đồng thời làm giảm sản lượng nuôi tôm ở một số quốc gia trong đó có Indonesia. Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần một công nghệ nuôi tôm kết hợp sử dụng công nghệ thực vật. Mục đích để xử lý nước thải tốt hơn. Nói cách khác là nuôi tôm thân thiện với môi trường với việc sử dụng chất thải tối ưu nhất có thể.
Vai trò của rong biển trong nuôi thuỷ sản
Rong biển ngoài chức năng hoạt động như các bộ lọc sinh học. Nó còn có thể làm tăng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản. Giá trị gia tăng của sử dụng chất thải nuôi tôm cung cấp dinh dưỡng cho rong biển sẽ có tác động tích cực đến môi trường. Đồng thời tránh lãng phí nguồn lợi. Các số liệu nghiên cứu cho thấy rong câu Gracilaria sp. có khả năng sử dụng chất thải hữu cơ từ tôm thẻ chân trắng nuôi tốt hơn tảo Eucheuma sp. và Caulerpa sp.
Gracilaria sp có tầm quan trọng về kinh tế. Nó được sử dụng để làm thức ăn cho người và nhiều loại sứa. Nó được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Bao gồm châu Á, Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Thân cây Gracilaria sp dòn, có màu đỏ hay hơi vàng. Dược dùng làm thực phẩm do có nhiều iốt. Những báo cáo trước đây cũng cho thấy rằng việc sử dụng bổ sung tảo biển Gracilaria sp đã cải thiện phản ứng miễn dịch. Đồng thời chống oxy hóa trong cá chẽm. Riêng với tôm sú các chất chiết xuất Galactans sunfat từ tảo biển đỏ (Gracilaria fisheri và Asparagopsis spp) cũng góp phần kích thích miễn dịch. Nó bảo vệ tôm chống lại mầm bệnh do vi khuẩn vibrio và virus WSSV.
Lọc sinh học được ứng dụng vào nuôi tôm
Nghiên cứu của Sinung Rahardjo và cộng sự cho thấy cách vận hành, phát triển sản xuất tôm thẻ bằng cách sử dụng công nghệ lọc sinh học rong biển. Trong sinh học, xử lý nước thải bằng cách sử dụng một số loài rong biển G. verrucosa được xem là có nhiều khả năng hơn. Với phương pháp ứng dụng rất đơn giản, khả năng thích ứng cao. Người nuôi cũng dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế. Trồng rau câu G. verrucosa và các loại rong biển khác có thể được thực hiện trong nuôi độc canh hoặc nuôi ghép với tôm/cá trong ao.
Kết quả cho thấy việc tích hợp Gracilaria verucosa như một tác nhân lọc sinh học trong ao nuôi trồng thuỷ sản có thể làm tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng. Kết quả từ thực tế thu được 5 tấn rong biển/ha từ mật độ ban đầu của rong biển 1 tấn/ ha. Kết quả sau 3 tháng nuôi với tốc độ tăng trưởng hàng ngày là 4,18% / ngày. Tôm thẻ chân trắng tăng 0,5 gram đến 16,7 gram / con. Sản lượng tôm từ 1 tấn / ha đến 3,5 tấn / ha. Dựa trên các phân tích kinh tế cho thấy lợi nhuận với giá trị của tỷ lệ R / C là 1,83 và lợi nhuận là 80,08%.
Tổng kết chung sau khi áp dụng lọc sinh học
Việc áp dụng hệ thống lọc sinh học thân thiện môi trường sử dụng rong câu G. verucosa cần được thực hiện tại ao nuôi bởi tác dụng sau:
– Tăng sự phát triển của tôm từ đó tăng sản lượng tôm.
– Tăng giá trị nuôi trồng thủy sản từ sản lượng rong biển.
– Cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi tôm nhờ khả năng sử dụng chất thải từ tôm của rong biển.
Kết quả thử nghiệm mô hình quy mô trên thực tế cho kết quả tốt. Việc sử dụng rong biển cũng có thể làm tăng sự phát triển của nuôi tôm và chất lượng nước. Vì vậy, công nghệ này có thể làm giảm mức độ ô nhiễm nước. Nó cũng duy trì tính bền vững của hoạt động sản xuất và nuôi trồng thủy sản.
Ở Việt Nam đã có nhiều nơi trồng rong câu chỉ vàng nhất là Tam Hòa (Núi Thành, Quảng Ngãi). Người dân tận dụng những vùng nuôi tôm kém hiệu quả để trồng rong câu chỉ vàng. Họ trồng bằng cách cắm cây giống xuống ao nước mặn để nó tự phát triển. Nếu điều kiện phát triển tốt thì hơn 2.5 tháng là có thể thu hoạch. Hiệu quả từ rong câu chỉ vàng mang lại không cao so với nuôi tôm nước mặn. Tuy nhiên nó lại không phải tốn nhiều tiền đầu tư, rủi ro ít và đầu ra ổn định.