Nuôi tôm là một trong những phương pháp nuôi trồng thuỷ sản mang lại doanh thu lớn cho người trong ngành. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nông dân Việt Nam tiếp tục chuyển sang nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân chính bởi chi phí bỏ ra để đầu tư cho mỗi mùa vụ thấp hơn mà lợi nhuận lại lớn. Tiềm năng kiếm tiền nhiều hơn từ nuôi loại thuỷ sản này đã thúc đẩy nông dân đầu tư nhiều hơn. Dù vậy, việc nuôi tôm lại đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và kiến thức chuyên môn. Một trong số đó là yếu tố nguồn nước cùng với độ mặn, các thành phần ion bên trong. Do vậy, để nguồn nước trở thành môi trường thuận lợi cho tôm giống phát triển thì khoáng chất là rất quan trọng.
Mục Lục
Vai trò của khoáng chất khi nuôi tôm
Khoáng chất tham gia duy trì sự cân bằng acid-base. Nó cũng có vai trò rất quan trọng trong điều hòa thẩm thấu. Trong số các khoáng chất đa lượng, calci (Ca) và magie (Mg) đóng vai trò chủ yếu. Nóhoox trợ quá trình lột xác và hình thành vỏ mới trên tôm.
Ao nuôi cần có lượng khoáng chất vừa đủ
Ngoài các thông số chất lượng nước cơ bản, khoáng chất cũng là thành phần thiết yếu đối với tôm thẻ chân trắng (P.vannamei). Yêu cầu về khoáng chất trên thực tế rất khó để định lượng. Nguyên nhân là do sự thay đổi thành phần ion của nước. Khả dụng sinh học của khoáng chất sẽ là một hàm của nồng độ của chúng trong nước.
Quan tâm tới tỷ lệ ion
Tỷ lệ ion là khá khác nhau giữa nước biển và các nguồn nước khác. Tỷ lệ Na (Sodium) đến K (Kali) và Mg (Magnesium) với Ca (Calcium) trong nước có vẻ quan trọng hơn độ mặn của nước ao. Tỷ lệ không thích hợp của các khoáng chất này trong nước ảnh hưởng đến sự thẩm thấu. Nó tác động lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ Na:K và Mg:Ca tương ứng 28:1 và 3,4:1 là tối ưu. Cần lưu ý rằng, hàm lượng Ca cao và tỷ lệ Ca:K khoảng 1:1 trong nước biển cũng là điều cần thiết. Ở các vùng nước có tỷ lệ Ca:K và Na:K cao, việc bổ sung K để giảm tỷ lệ này trong vùng nước mặn thấp làm tăng sự tăng trưởng của tôm.
Làm sao để bổ sung khoáng chất?
Để duy trì nồng độ tối ưu của khoáng chất và cân bằng ion, có thể thay đổi bổ sung khoáng chất vào nước và chế độ ăn. Các phương pháp bổ sung khoáng chất vào nước cho hiệu quả cao hơn so với bổ sung vào chế độ ăn. Mặc dù chi phí của việc tăng cường ion là tương đối cao khi diện tích nuôi lớn. Mức ion trong các ao có độ mặn thấp phải được nâng lên. Mục đích để phù hợp với nồng độ của chúng trong nước biển pha loãng đến cùng độ mặn. Để có được mức độ khoáng mong muốn ở các độ mặn khác nhau, độ mặn của nước (ppt) được nhân với các yếu tố nhất định cho mỗi khoáng chất. Nước biển có độ mặn 35 ppt được coi là tiêu chuẩn.
Tham khảo một số sản phẩm bổ sung khoáng chất
Một số sản phẩm thương mại có sẵn trên thị trường để điều chỉnh sự mất cân bằng tỷ lệ ion trong nước ao. Nhiều sản phẩm thương mại không đề cập đến thành phần khoáng chất. Cần hết sức thận trọng khi sử dụng các sản phẩm thương mại như vậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra là chúng thiếu tiêu chuẩn và hiệu quả. Liều lượng (g/m3) của một sản phẩm được yêu cầu áp dụng cho ao đối với một loại khoáng cụ thể có thể được tính theo công thức sau:
Liều lượng (g/m3) = Nồng độ mong muốn của khoáng chất cụ thể (mg/L) x Tỷ lệ phần trăm khoáng chất đó trong muối/100. Nói chung, với nước có độ mặn cao hay thấp, nếu nồng độ khoáng chất tối ưu và tỷ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung khoáng. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ nuôi, các khoáng chất chủ yếu bị mất đi dần. Nguyên nhân do sự hấp thụ của đất, thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch. Nó làm thay đổi nồng độ của chúng.
Do đó, cần phải đánh giá nồng độ khoáng chất trong nước ao thường xuyên. Đồng thời bổ sung chúng trong trường hợp thiếu hụt. Người nuôi nên cân nhắc nồng độ của các ion ở độ mặn nước mong muốn. Bên cạnh đó, các sản phẩm được sử dụng để bổ sung các ion cũng cần quan tâm. Đặc biệt là nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm thương mại để bổ sung vào ao nuôi. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho nguồn nước.
Cách chọn khoáng chất tốt để nuôi tôm
Theo khoa học để tạo được khoáng cho tôm thích hợp thì cần phải hiểu biết các vấn đề then chốt như sau:
– Nguồn gốc của khoáng trong ao (đầu vào) về số lượng và chất lượng.
– Tôm hấp thụ bao nhiêu? Và sinh lý tôm sử dụng như thế nào?
– Các chất nào tôm cần sử dụng?
– Cơ chế hoạt động của từng thành phần trong khoáng.
– Khoáng sử dụng cho tôm hay cho ao chức năng phải định nghĩa rõ.
Chính vì thế các nhà sản xuất hiểu khác nhau về cơ chế và chức năng sử dụng để tổng hợp loại khác khác nhau. Tất nhiên là chất lượng khác biệt rất lớn không thể so sánh được. Tuy nhiên, người nuôi chỉ biết “Khoáng là Khoáng”. Rất ít người có đủ kinh nghiệm để tìm hiểu rõ về 5 vấn đề kể trên. Nếu họ hiểu biết rõ họ sẽ làm tốt.