Năm nay, trang trại Soanes Pou Bird của ông Nigel Upson cắt giảm 10% sản lượng nhưng phải tăng lương đến 11% để thu hút lao động. Giống như các nhà sản xuất thực phẩm trên khắp nước Anh, ông rất khó kiếm người vì người lao động Đông Âu đã về nước của mình hết. Ngay khi các hạn chế đi lại bị cấm cản vì Covid-19 được dỡ bỏ. Đó là chưa kể chi phí thức ăn và nhiên liệu vốn tăng vọt bây giờ lại phải gánh thêm phần lương tăng của người lao động. Đặc biệt việc thiếu hụt nhân viên làm việc trong khâu chế biến sản phẩm khiến chủ trang trại gà này và những người kinh doanh thực phẩm từ gia cầm khác đứng ngồi không yên.
Mục Lục
Ông Nigel Upson nói gì?
“Chúng tôi bị tấn công từ mọi phía”, Upson nói. Ông có 4 khu chuồng trại, mỗi khu nuôi 33.000 con gà. Trường hợp của Soanes Pou Bird là một ví dụ những áp lực đang đè lên các doanh nghiệp thực phẩm khi nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới bắt đầu thoát khỏi đại dịch nhưng phải đối diện các rào cản thương mại hậu Brexit.
Vài nhà sản xuất thực phẩm nước này đã tăng lương tới 30% trong một số trường hợp chỉ để giữ chân nhân viên. Điều này đe dọa chấm dứt mô hình giá thấp nhất châu Âu của chuỗi siêu thị Tesco tại đây.
Anh đang cần nhân lực trong cuộc khủng hoảng trầm trọng
Các nhà bán lẻ có thể phải nhập khẩu thực phẩm nhiều hơn vì nguồn cung tại chỗ giảm. Trong khi đó, họ lại thiếu lao động nước ngoài để làm các công việc mà người Anh không muốn nhận. Các doanh nghiệp cho biết, trong khi tất cả nền kinh tế lớn đều gặp phải các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu nhân viên lao động sau đại dịch, các quy định nhập cư mới đầy cứng rắn của Anh càng khiến việc phục hồi khó khăn hơn.
Thiếu tài xế đã dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu tại các trạm xăng và các kệ hàng trống trong siêu thị. Trong khi đó, chuỗi nhà hàng gà Nandos thì lại hết gà. Ngân hàng Trung ương Anh đang theo dõi dấu hiệu lạm phát tăng vọt gần đây, có thể khiến họ phải đẩy lãi suất lên, từ mức thấp nhất mọi thời đại.
Nigel Upson nói rằng tình hình với các doanh nghiệp nông thôn ở Yorkshire như ông rất nghiêm trọng. Dù nhà máy ông cần 138 công nhân, nhưng gần đây phải vận hành với dưới 100 người. Ông thậm chí đã yêu cầu nhân viên bán hàng, tiếp thị và tài chính phụ giúp trong dây chuyền chế biến.
Richard Griffiths, người đứng đầu Hội đồng Gia cầm Anh, cho biết với việc lao động nhập cư châu Âu chiếm khoảng 60%, ngành này hiện đã vơi mất hơn 15% nhân sự. Soanes Pou Bird đã tăng giá thịt gà. “Chúng tôi đang lỗ lớn”, Upson nói. Theo ông, những người tiêu dùng nghèo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Doanh nghiệp yêu cầu nới lỏng quy định về nhập cư
Các chủ doanh nghiệp đã thúc giục chính phủ tạm thời nới lỏng các quy định về thị thực. Trong khi họ thực hiện đào tạo nhân viên và tự động hóa các quy trình cần thiết; để tăng năng suất. Ước tính năng suất của ngành này tại Anh thấp hơn 20% so với Mỹ, Đức và Pháp. Tương đương lạc hậu 20 năm.
Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson nói rằng các doanh nghiệp cần phải cắt “cơn nghiện” người lao động nước ngoài giá rẻ ngay bây giờ. Đầu tư vào công nghệ và cung cấp việc làm lương cao cho một số trong 1,5 triệu người đang thất nghiệp ở Anh.
Ông Upson nói các cộng đồng sản xuất ở nông thôn đang thiếu khoảng 1,1 triệu lao động. Nhưng làm việc trong một nhà máy sản xuất thịt gà không phải là lựa chọn mà nhiều người muốn. Hiện có 5.500 công nhân nước ngoài; sẽ được phép làm việc trong ngành gia cầm ở Anh trước Giáng sinh. Nước này cũng sẽ cấp thị thực khẩn cấp cho 800 người bán thịt. Để tránh vụ tiêu hủy lợn hàng loạt do thiếu lò mổ. Nhưng doanh nghiệp trong ngành nói họ cần nhiều hơn thế. Đối với tự động hóa, việc sản xuất toàn bộ gia cầm đã được cơ giới hóa. Nhưng chi phí cao nên doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận.
GIá thực phẩm nên tăng hơn so với hiện tại
Bình ổn giá đang “giết chết” doanh nghiệp
Theo “Vua gà” Ranjit Singh Boparan, người sáng lập 2 Sisters, nhà sản xuất gà lớn nhất nước Anh, giá thực phẩm phải tăng. “Thức ăn đang quá rẻ. Về mặt tương đối, một con gà ngày nay còn rẻ hơn 20 năm trước”, ông nói.
Với các nhà sản xuất, rào cản chính khiến giá không thể cải thiện là sức mua của các siêu thị lớn. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008; siêu thị vật lộn để bình ổn giá các mặt hàng như trái cây, rau, bánh mì, thịt, cá và gia cầm.
Các công ty thực phẩm đã tuyệt vọng “kêu gào” siêu thị tăng giá
Giám đốc điều hành David Sables của Sentinel Management Consultants, đơn vị tư vấn đàm phán cho nhà sản xuất với các siêu thị ở Anh, cho biết các công ty thực phẩm đã tuyệt vọng trong việc thúc ép siêu thị tăng giá. Dự kiến, họ đề xuất một đợt tăng giá nữa vào đầu năm sau.
Với thịt gà, đây là mặt hàng người mua đã ấn định giá trị của nó sẵn trong đầu. Do đó, siêu thị có thể tăng giá với hàng hóa khác. Nhưng với thịt gà thì rất khó. Giám đốc cấp cao của một tập đoàn siêu thị lớn cho biết các nhà bán lẻ đang chịu áp lực giữ giá các mặt hàng chính. Nên họ đang canh chừng lẫn nhau.
Anh đang chuyển sang nền kinh tế “lương cao, kỹ năng cao”
Trở lại Yorkshire, ông Upson và những người khác cũng đang mong muốn giá gà có thể tăng. Ông ủng hộ quan điểm của Thủ tướng về việc chuyển sang nền kinh tế “lương cao, kỹ năng cao”. Nhưng cho rằng không phải công việc nào cũng phù hợp đường hướng đó. “Để xếp gà vào hộp cần có kỹ năng gì?”, ông ví dụ. Upson nói họ có thể tăng lương, nhưng giá gà sẽ phải tăng.