Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài mấy tháng nay. Gây khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt chính là các sản phẩm có thời gian thu hoạch ngắn ngày và sản lượng lớn. Bà con huyện Hải Lăng chủ động tìm đầu ra cho các sản phẩm chủ lực của huyện. Vùng đồi K4, xã Hải Phú (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) là nơi trồng cam sành tập trung. Với diện tích gần 25 ha, sản lượng hàng năm ước đạt gần 500 tấn cam. Đây là nơi cung cấp cam cho nhiều vùng trong cả nước. Nhưng đến nay số lượng tiêu thụ rất “nhỏ giọt”. Khi vận chuyển khó khăn, sức mua giảm vì dịch bệnh.
Mục Lục
Người dân bán không được cam sành
Đã bước vào thời kỳ thu hoạch, nhưng hộ ông Trần Ngọc Nhơn (70 tuổi, trú tại thôn Long Hưng, xã Hải Phú) chỉ bán được hơn 2 tấn. Chỉ một phần rất nhỏ so với sản lượng hiện có tại vườn. Theo ông Trần Ngọc Nhơn, gia đình trồng 2,5 ha cam đã cho thu hoạch quả. Với sản lượng dự kiến đạt gần 25 tấn. Do dịch Covid-19, nhiều địa phương áp dụng giãn cách phòng, chống dịch. Bà con không thể vận chuyển cam vào thành phố Đông Hà và các nơi khác để tiêu thụ.
“Hiện giá cam bán tại vườn khoảng 18.000 -20.000 đồng/kg nhưng tiêu thụ rất chậm. Những mùa trước thương lái đến tận vườn để mua cam vận chuyển đi tiêu thụ các nơi. Nhưng năm nay rất ít. Bây giờ thu hoạch cũng chưa biết bán ở đâu, cho ai. Nhưng nếu không thu hoạch kịp thời; thì gặp trời mưa cam sẽ chín vàng, rụng xuống và thối”, ông Nhơn lo lắng.
Ông Trần Ngọc Trung cho biết: “Gia đình trồng 3 ha cam sành, ước đạt sản lượng khoảng 30 tấn, nhưng ảnh hưởng của dịch bệnh nên không có nơi tiêu thụ. Nếu không thu hoạch kịp thời, gặp mưa quả cam sẽ bị thối rụng, gây thiệt hại lớn cho gia đình”.
Tình hình chung của nhiều hộ gia đình trồng cam
Vùng K4 huyện Hải Lăng hiện có 14 hộ trồng cam sành đều chung tình trạng lo lắng do không tìm được đầu ra cho nông sản. Dù sản phẩm có giá thấp hơn nhiều so với các năm trước nhưng vẫn ít người mua. Một số hộ đã chủ động tìm hướng tiêu thụ qua các kênh thông tin, mạng xã hội hay các chợ vừa và nhỏ trên địa bàn. Nhưng sản lượng không đáng kể.
Cam K4 của địa phương được người dân trồng theo phương pháp hữu cơ, được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Những năm trước, vào vụ thu hoạch, sản phẩm cam có mặt tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng nông sản trên địa bàn. Được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, ngoài thị trường tiêu thụ trong tỉnh, sản phẩm cam của người dân cũng được đưa đi tiêu thụ; tại các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng và TPHCM…
Đưa ra phương pháp hỗ trợ người dân
Họp bàn giải quyết
Ông Lương Trung Quốc – Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú – xác nhận, những năm trước nông sản của địa phương được đưa đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ khó khăn.
“Xã đã có tờ trình gửi UBND huyện Hải Lăng và cũng đã họp để bàn giải pháp hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt, Hội nông dân sẽ đứng ra làm đầu mối để kết nối các địa phương, đơn vị tiêu thụ cam giúp người dân. Sản lượng cam năm nay ước đạt hơn 430 tấn. Đây là thời điểm chính của vụ thu hoạch, nếu không bán được sẽ thất thu”, ông Quốc nói.
Đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ
Nhằm giúp bà con tiêu thụ nông sản, UBND huyện Hải Lăng đã gửi văn bản đến Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị. Đề nghị hỗ trợ kết nối sản phẩm cam K4 với các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng trong và ngoài tỉnh. Để tiêu thụ sản phẩm giúp người dân trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo ông Lê Đình Lễ – Phó Phòng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn huyện Hải Lăng; vừa qua UBND huyện đã tổ chức phiên họp với các ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, các hộ dân trồng cam. Để bàn giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam trong giai đoạn khó khăn. Do tác động của đại dịch Covid-19.
“Huyện cũng kêu gọi các ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm cam K4 của người dân”, ông Lễ nói.