Các vấn đề liên quan đến việc chăn nuôi gia súc gia cầm luôn được nhiều người quan tâm. Những người chăn nuôi luôn cập nhật tin tức mới về vấn đề chăm sóc sức khỏe hay phòng bệnh của gia súc gia cầm. Có thể bạn là một người chăn nuôi từ rất lâu và đã có kinh nghiệm, nhưng vẫn có nhiều thông tin mà bạn cần phải tiếp thu thêm. Bởi vì các chuyên gia về sức khỏe của gia súc gia cầm luôn tìm kiếm những cách phòng và trị bệnh hiệu quả hơn trước. Ngan vịt là một trong những gia cầm được nhiều người chăn nuôi. Trong quá trình chăn nuôi không thể tránh khỏi những lúc chúng bị dịch tả. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề dịch tả ở ngan vịt thì có thể đọc bài viết sau.
Mục Lục
Bệnh dịch tả ở ngan vịt là căn bệnh như thế nào?
Dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm gây bại huyết và xuất huyết của loài vịt. Bệnh do một virus thuộc nhóm Herpes gây ra. Tỷ lệ chết rất cao nếu xử lý không kịp thời và đúng cách. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1923. Ở Việt Nam, được phát hiện trên các đàn vịt nuôi ở Hà Nội vào năm 1969. Từ đó, dịch xuất hiện rộng rãi ở nhiều tỉnh thành thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Nam Bộ.
Nguyên nhân nào dẫn đến vịt mắc bệnh dịch tả
Các triệu chứng thường gặp
Bệnh có 3 biểu hiện:
Đối với thể quá cấp
Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, chết nhanh như cúm gia cầm mà không quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng nào bởi chủng virus dịch tả có độc lực quá cao.
Biểu hiện ở thể cấp tính
Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở trong thực tế chăn nuôi tại Việt Nam. Vịt, ngan sốt cao trên 440C, lờ đờ, ăn kém, ngại bơi lội hay nằm, khi quan quan sát kỹ thấy chảy nước mắt, nước mũi, khi xua đuổi thấy chúng hay ngã bên này bên kia.
Vịt, ngan bệnh tiêu chảy phân xanh, xanh tRắng, có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu, xung quanh lỗ huyệt bẩn. Lúc này chúng bỏ ăn và bị viêm kết mạc mắt, hai mí mắt có dính liền với nhau. Đầu bị phù, nên một trong hai bên hoặc cả hai bên sưng to. Khi xua đuổi, chúng chạy cả bằng khửu chân, mất tiếng kêu tự nhiên, đầu cúi chúi xuống đất.
Ở vịt đực thấy dương vật thò lò ra ngoài, sưng to và được phủ một lớp màng mỏng trắng đục, ở vịt cái thấy giảm đẻ, thậm chí tắt đẻ. Sau 5-7 ngày bị bệnh thấy tiêu chảy càng mạnh, vịt ngan bỏ ăn hoàn toàn, tiếng kêu lạc, thậm chí mất tiếng, bại chân, liệt cánh, gầy rộc, bắt đầu chết ồ ạt, tỷ lệ chết lên tới 100%.
Đối với thể mang trùng
Thể mang trùng còn được gọi là thể ẩn bệnh. Đây là thể bệnh thường thấy ở vịt ngan lớn tuổi hoặc những đàn thủy cầm được tiêm phòng. Thể bệnh này có các biểu hiện như thể cấp tính, nhưng ở mức độ nhẹ hơn gồm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp, viêm mí mắt, kết mạc mắt, giảm tăng trọng, giảm lượng trứng,… Thông thường, thể ẩn bệnh là nển tảng cho các bệnh thứ phát khác.
Bệnh tích của bệnh dịch tả
Bệnh tích trước khi mổ khám
Thể cấp tính: Chết trong 3-4 ngày đầu. Niêm mạc thực quản xuất huyết một phần hay toàn bộ dọc theo nếp gấp của thực quản. Ruột sưng đỏ hoặc xuất huyết. Gan có những vân đá, lách teo nhỏ, da đôi khi xuất huyết lấm tấm.
Sau khi mổ khám
Thể á cấp tính: Chết sau 6-7 ngày bị bệnh. Niêm mạc thực quản phần cuối lưỡi có màng trắng đóng bựa thành mảng. Khi gạt lớp bựa trắng ra, phía dưới loét hoặc xuất huyết lấm tấm. Toàn bộ niêm mạc ruột có màng giả hoặc xuất huyết. Trực tràng và lỗ huyệt xuất huyết lấm tấm và có màng giả. Buồng trứng và ống dẫn trứng sunh huyết, màng não bị xuất huyết đỏ lấm tấm. Các cơ quan phủ tạng khác đôi khi cũng xuất huyết như màng bao tim, cơ tim
Các biện pháp phòng bệnh
– Chủ động tiêm phòng vacxin cho vịt, ngan lần 1 lúc vịt, ngan đạt 12- 15 ngày tuổi, lần hai sau đó 30 ngày. Nếu vịt, ngan được nuôi làm giống thì phải tiêm lần 3 trước khi đẻ 15- 20 ngày, Sau đó tiêm định kỳ 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.
– Hạn chế chăn nuôi thả rông.
– Chủ động công tác vệ sinh chăn nuôi: định kỳ phun thuốc sát trùng.
Khi dịch tả xảy ra, cần phải xử lý như thế nào?
Khi vịt bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết rất cao tới 90%. Vì vậy khi bệnh mới chớm xảy ra, để có thể cứu vãn được một số những con chưa nhiễm bệnh, dựa trên cơ sở miễn dịch nhanh chóng của vắc xin nhược độc dịch tả vịt. Những con chưa bị bệnh phải tiến hành tiêm phòng vắc xin với liều gấp 1,5-2 lần. Kết hợp tiêm GLUCO-K-C-NAMIN. Sau 3-4 ngày, vắc xin đã kích thích cơ thể miễn dịch chống lại bệnh dịch tả. Do đó, những con chưa nhiễm bệnh có thể cứu sống. Còn trường hợp bệnh đã phát thì tỷ lệ chết 50-80% thì không nên tiêm phòng vì sẽ không có tác dụng nữa.