Việc nuôi chim cút không mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, chúng lại cần được chăm sóc chúng một cách khá kỳ công. Nó đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của người nuôi. Vì thế nhiều người chỉ có thể nuôi chim cút được một thời gian đầu. Khi nuôi chim cút, bạn cần chú ý trong việc xây dựng chuồng. Bởi vì chim cút chính là thức ăn mà chuột và mèo mong muốn. Bên cạnh đó việc lựa chọn chuồng, giống cút, môi trường nuôi,… nó rất là nhiều và phức tạp. Nhưng nếu bạn kiên trì thì những vấn đề này không là gì cả. Bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe, giúp chúng chữa trị những căn bệnh mà chúng có thể mắc phải. Một căn bệnh mà con cút nào cũng phải bị, đó chính là bệnh thương hàn.
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn ở chim cút là bệnh mà người nuôi hay phải đối mặt. Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonellosis gây ra. Vi khuẩn có thể nuôi cấy, phát triển tốt ở môi trường thạch nước thịt và peptone ở pH là 7,2, nhiệt độ 370C. Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 600C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong 24 giờ. Nhưng chúng có thể tồn tại 20 ngày khi đặt trong bóng tối. Một số hóa chất có thể diệt được vi khuẩn như KMnO4 1/1.000 trong 3 – 5 phút.
Trong tự nhiên, nhóm vi khuẩn thương hàn có thể gây bệnh cho nhiều loại gia cầm khác nhau như chim cút, gà, vịt, các loài chim trời… Chim cút ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Khi ăn uống phải thức ăn hoặc nước uống có vi khuẩn, chim sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây qua trứng khi chim cút mẹ bị nhiễm bệnh hoặc lây từ loài gia cầm khác sang chim cút. Bệnh có thể lây nhiễm quanh năm. Nhưng thường xuất hiện nhiều vào các tháng có thời tiết ấm áp và ẩm ướt trong mùa xuân, đầu mùa hè và cuối mùa thu.
Triệu chứng của bệnh
Tỷ lệ trứng giảm từ 10-30%, ăn giảm, ủ rũ, phân loãng và trắng, chết. Trứng cút bệnh có dính máu, trứng nhọn và mềm. Cút con thấy phân chảy có màu trắng, đứng ủ rũ, mắt lim dim, khô chân xù lông, xã cánh và chết.
Bệnh tích của bệnh thương hàn ở chim cút
Gan sẫm màu có lấm tấm xuất huyết trong những ngày đầu, sau hoại tử trắng như đinh ghim. Mật sưng to. Ruột tụ máu và xuất huyết. Nếu kéo đài có hoại tử viêm loét từng đám. Buồng trứng bị teo và tích máu.
Các phòng và trị bệnh
Dùng Chloramphenicol 250 mg/lít nước uống và Teramycin 250 mg/lít nước uống hoặc Neotesol. Nghiền nhỏ 2 viên thuốc trên pha chung trong 1lít nước cho uống liên tục 4 ngày (nếu nước và thuốc hết tới đâu thì pha bổ sung tới đó) sau nghỉ 3 ngày sử dụng 6 tuần liền đối với cút thịt. Còn cút để dùng liên tục trong thời gian đẻ, nhưng mỗi tuần chỉ dùng thuốc phòng 3 ngày, nghỉ 4 ngày.
Ngoài ra, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Neotesol 2,5g/1 lít nước uống (1/2 muỗng cà phê), Amfuridon 6g/lít nước uống, Neo-Terramycin 500mg/ lít nước uống, Chlotetrasol 2,5 mg/ 1lít nước. T.T.S. 2,5 kg/1 lít nước uống. Liệu trình cũng pha nước uống như trên.
Trị bệnh: Dùng 1 trong những loại kháng sinh trên. Tuy nhiên, liều lượng tăng gấp đôi và liệu trình điều trị 5 –7 ngày mới ngưng.